Xu hướng phát triển thị trường dược liệu

09/08/2024 90 lượt xem
A A- A+

Vừa qua, Hội Hỗ trợ cho phát triển kinh tến miền núi Việt nam ( VAMEDA) đã ra mắt dự án “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ DƯỢC LIỆU KHÉP KÍN” khu vực Tây Nguyên – Nam Trung Bộ. Lấy Đắc Nông làm trung tâm. Do Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Và Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Haicorp nghiên cứu và thực hiện. Đây cũng đang là xu thế phát triển của thị trường thược liệu Việt Nam.

Với mục tiêu dự án: Đảm bảo cho cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người miền núi có nhà ở và nước sạch đủ tiêu chuẩn - Chuyển đổi số, chuyển đổi hữu cơ, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng ngành nông nghiệp, dược liệu Đắk Nông thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị đầu ra và phát triển bền vững.

Ông Phan Văn Hài - Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAICORP

Ông Phan Văn Hài chủ tịch HĐQT tập đoàn HAICORP chia sẻ: “ Dự án sẽ thành lập điểm sàn, điểm sàn này sẽ tạo sân chơi cho các công ty mua bán vật tư, nguyên liệu đầu vào cho người dân. Các công ty ký gửi hàng hóa vào trong điểm sàn này rồi bán trược tiếp cho người dân, doanh nghiệp qua sàn giao dịch thông qua hệ thống đại lý phân phối, mà không qua trung gian. Các cơ sở phân loại, đóng gói được cấp mã số đóng gói đạt tiêu chuẩn, ngoài ra điển sàn này sẽ là cơ sở bảo quản, sơ chế bảo quản, lưu giữ sản phẩm nông sản, dược liệu cho người dân. Ví dụ như khi được mùa mà nhiều sản phẩm, giá rẻ thì người dân có thể ký gửi vào trong điểm sàn này. Sau khi hết vụ, giá cao thì người dân bán ra. Điểm sàn này cũng tích hợp logistics đạt tiêu chuẩn để vận chuyển tránh thất thoát sau thu hoạch. Ngoài ra điểm sàn này cũng là cơ sở trưng bày, đào tạo kỹ thuật cho nông dân.

Tổ chức hệ thống nhật ký điện tử áp dụng cho người dân từ nông nghiệp cho đến dược liệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm và tổ chức bán trực tiếp cho công ty cung cấp đầu vào cho người dân thông qua sàn giao dịch từ đây kết hợp với các doanh nghiệp chế biến và thu mua dược liệu cho người dân tạo thành một data (dữ liệu) lớn giúp cho việc mua bán dược liệu ngày một tốt hơn.”

Nhiều chuyên gia về dược liệu cũng cho rằng  Hiện tại việc mua bán dược liệu trên thị trường nước ta đang còn nhiều hạn chế, xu hướng dùng thuốc nam thay cho thuốc hóa dược được cả thế giới đón nhận chứ không phải mình nước ta. Mà các nước càng phát triển thì họ càng cần đến dược diệu để chiết xuất thành thuốc chữa bệnh ví dụ như trong lĩnh vực làm đẹp thì củ nghệ đen chữa sẹo, cây hà thủ ô, quả bồ kết làm tóc đen, sản phẩm từ tinh bột nghệ, curcumin nghệ….điều này ai cũng biết.

Tuy nhiên với đặc thù của dược liệu vừa là nguyên liệu vừa là thuốc tự nhiên nên việc quản lý chất lượng là cực kỳ khó cho doanh nghiệp, làm thế nào? Mua bán ra sao? loại này phù hợp với thổ nhưỡng ở đâu, loại này thì thu hoạch ở giai đoạn nào? Theo dõi thu hoạch, sơ chế ra sao.... Đây cũng là điều khó khăn cho các cơ quan quản lý khi thành lập siêu thị hay chợ dược liệu. Với việc công bố thông tin minh bạch của mọi sản phẩm dược liệu trên trang web thì sẽ dễ ràng rất nhiều cho quản lý chất lượng và giá cả.

Thiết nghĩ nếu các cơ quan quản lý dược liệu Việt Nam tổ chức và phát triển một siêu thị hay một trung tâm mua bán dược liệu cho tất cả người dân, doanh nghiệp trên thị trường Việt tham gia thì đây là cơ hội cho rất tốt cho nhiều thành phần tham gia vào chuỗi dược liệu, lợi ích vô cùng to lớn cho toàn xã hội. Nhà nước quản lý được chất lượng, tăng ngân sách, doang nghiệp có cơ hội phát triển vì lợi thế “sân nhà”. Và hơn cả là người nông dân, lao động xẽ có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập từ cây dược liệu trên mảnh đất của mình. Đây cũng chính là điều mà nhiều người dân và doanh nghiệp mong muốn.

“Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 8,6 triệu USD. Tuy nhiên, theo đai diện thương vụ  Việt Nam tại Nhật Bản, tiềm năng cho dược liệu Việt Nam ở Nhật Bản - nước tiêu thụ dược phẩm lớn thứ 2 thế giới - vẫn còn rất lớn, nhất là khi thời gian gần đây, nhiều công ty dược phẩm Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn nhập khẩu dược liệu của Việt Nam. Lý do họ cho rằng dược liệu Việt Nam vẫn còn nguyên bản chưa bị lai tạp và được trồng tự nhiên”

Tác giả:Thành Hiếu
QC2
Đang online: 47
Tổng truy cập: 177.739
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp