3 dấu hiệu hậu Covid-19 phổ biến nhất

16/08/2023 71 lượt xem
A A- A+

(Dân trí) – Ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là 3 triệu chứng dai dẳng, phổ biến nhất ở giai đoạn hậu Covid-19. Có tới 42-66% bệnh nhân có biểu hiện này trong vòng 3 tháng sau mắc Covid-19.

Hậu Covid-19 xảy ra khi nào?

Thông tin trên được Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu Covid-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức ngày 30/3, tại Hà Nội.

Theo các chuyên gia, việc kết hợp y học cổ truyền, y học hiện đại sẽ giúp giải quyết các triệu chứng hậu Covid-19.

Theo thống kê, trong 203 di chứng do Covid-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ và 33% tổn thương thận cấp.

3 dấu hiệu gặp phổ biến nhất giai đoạn hậu Covid-19 là ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở, gặp ở 44-66% bệnh nhân sau mắc Covid-19. Vì thế, GS Kính khuyến cáo những ai chưa mắc Covid-19 không nên có tâm lý chủ quan “ai rồi cũng thành F0”, luôn có ý thức phòng tránh bằng vaccine, 5K vẫn là điều lý tưởng nhất.

“Các dấu hiệu hậu Covid-19 thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng và tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác. Triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức và một vài triệu chứng khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi Covid-19 đã hồi phục hoặc tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Đáng chú ý, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau khi các hoạt động thể lực”, GS Kính khuyến cáo.

Đáng nói, các “rắc rối” sau mắc Covid-19 không phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh Covid-19 ban đầu và khoảng thời gian của các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính. Điều này có nghĩa, các dấu hiệu hậu Covid-19 có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả bệnh nhân điều trị ở nhà hay bệnh viện.

Một loạt rắc rối cho sức khỏe sau Covid-19

Tại hội nghị, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, biến chủng Omicron tuy không gây nhiều triệu chứng nặng, nhưng hậu Covid-19 vẫn gây ra một loạt rắc rối cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, sau giai đoạn Covid-19 cấp tính, có tới 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực; 50-60% bệnh nhân sau mắc Covid-19 có triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương.

Các tổn thương hay gặp nhất là sương mù não (giảm trí nhớ), xơ hóa phổi, viêm phổi, dày các vách liên tiểu thùy… Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường.

Theo BS Trần Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội, thời gian qua, BV kết hợp các bài thuốc đông y với y học hiện đại để điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 trường hợp đến khám, điều trị hậu Covid-19…

“Các biện pháp y học cổ truyền cần được áp dụng ở giai đoạn bệnh mới khởi phát và giai đoạn hậu Covid-19. Những người bệnh bước sang giai đoạn nặng thì cần phối hợp với y học hiện đại”- bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bộ Y tế cho biết, 14 đơn vị đã thay đổi tên và cơ cấu tổ chức, trong đó có 10 đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận về Bộ Y tế.
18/03/2025
Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền trào lưu đi lọc máu để loại bỏ mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, việc tự ý thực hiện lọc máu khi không có chỉ định y khoa có thể khiến người dân rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.
18/03/2025
Các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực lọc máu, thận học, hồi sức tích cực khẳng định, chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa hay cơ sở pháp lý để áp dụng phương pháp lọc máu, huyết tương cho phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ hay loại bỏ độc chất trên người khỏe mạnh.
17/03/2025
Thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Vì vậy, người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn nhằm tránh các biến chứng xấu với sức khỏe.
17/03/2025
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
15/03/2025
Người giới thiệu thuốc không được sử dụng lợi ích vật chất dưới mọi hình thức để tác động đến thầy thuốc, người dùng thuốc để thúc đẩy việc kê đơn, mua bán, sử dụng thuốc...
15/03/2025
Trường hợp nếu trẻ chỉ được chẩn đoán là mắc bệnh sởi dựa vào triệu chứng, mà chưa có xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng sởi IgM xác nhận, thì trẻ vẫn cần tiêm ngừa sởi theo lịch.
14/03/2025
Trong dự thảo Luật Dân số bản mới nhất, Bộ Y tế dự kiến đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng.
13/03/2025
Đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi hệ thống y tế cần được phát triển mạnh mẽ hơn, không chỉ là trụ cột về an sinh xã hội mà còn phải trở thành lá chắn bảo đảm an ninh y tế và là ngành dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế- xã hội.
12/03/2025
Ngày 11.3, Bộ trưởng Bộ Y Tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Y tế.

12/03/2025
Sở Y tế Đắk Lắk phối hợp với Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức hội thảo Y tế vùng Tây Nguyên với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý hành nghề y, dược".
10/03/2025
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng.
07/03/2025
QC2
Đang online: 35
Tổng truy cập: 269.458
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp