Bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh

21/03/2025 55 lượt xem
A A- A+

Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra 10 thông điệp phòng bệnh sởi tới người dân.

Theo thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) chỉ tính từ đầu năm 2025, cả nước ghi nhận tới gần 4 vạn ca nghi sởi, 3.447 ca dương tính tại 61 tỉnh, thành phố và 5 ca tử vong liên quan đến sởi.

Trong đó, miền Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với 57%, miền Trung chiếm 19,2%, miền Bắc 15,1% và Tây Nguyên là 8,7%. Một số tỉnh, thành phố có số mắc xu hướng tăng cao như Cao Bằng (582 ca), Nghệ An (737 ca), Quảng Nam (499 ca), Đà Nẵng (2043 ca), Khánh Hòa (1661 ca), Đắk Lắk (621 ca), Gia Lai (1879 ca), Kon Tum (624 ca), Đồng Tháp (1202 ca), An Giang (1046 ca), Lâm Đồng (476 ca).

Một số địa phương tỉnh, thành phố có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại gồm Lào Cai (1180 ca), Hà Giang (6.017 ca), Hà Tĩnh (547 ca), Bình Thuận (1208 ca), Bạc Liêu (1167 ca), TP. Hồ Chí Minh (3321 ca), Bình Dương (2085 ca), Đồng Nai (4099 ca), Tây Ninh (668 ca), Cà Mau (1995 ca).

benh-nhi-duoi-1-tuoi-mac-soi-nang1.jpg

Bệnh nhi dưới 1 tuổi mắc sởi nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: BVCC)

Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì vậy, Bộ Y tế lưu ý, người dân 10 thông điệp phòng bệnh sởi như sau:

- Bệnh Sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm và dễ gây thành dịch.

- Khi trẻ mắc bệnh Sởi hoặc nghi ngờ mắc Sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

- Bệnh Sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.

- Bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh Sởi.

- Hãy đưa trẻ em đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi 2 vaccine sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh Sởi cho trẻ từ 6-9 tháng, 1-10 tuổi tuổi nhằm mục đích phòng tránh bệnh Sởi và các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

- Trẻ bị chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng sởi trong tiêm chủng thường xuyên, nhất là ở các vùng dân cư tạm trú, di biến động, vùng sâu, vùng xa... cần được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Sởi.

- Các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh Sởi trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng của y tế địa phương.

- Vaccine phòng bệnh Sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả; sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có biểu hiện khác thường như sốt cao > 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở hay bú kém, bỏ bú sau khi tiêm chủng.

byt.jpg

Khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi của Bộ Y tế

Trước đó, để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã đưa ra 5 khuyến cáo bao gồm:

- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh Sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi, đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày, đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng, thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

 

SKĐS - GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp và phân cấp trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
16/06/2025
SKĐS - Từ năm 2025, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng nhiều quy định mới có lợi khi khám chữa bệnh. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
06/06/2025
Cùng với thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
22/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
12/05/2025
Theo Bệnh viện K, chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng trực tiếp nấm linh chi trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá một cách toàn diện tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư.
12/05/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
29/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
28/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.
25/04/2025
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
25/04/2025
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
23/04/2025
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
23/04/2025
QC2
Đang online: 32
Tổng truy cập: 478.778
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp