Bị nhầm lẫn là tâm thần phân liệt, cô gái mắc bệnh Wilson gần như tàn phế hồi phục diệu kỳ

06/11/2024 20 lượt xem
A A- A+

Từng chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất của con gái, gia đình M.T. vui mừng khôn xiết khi con từ một người tàn phế có thể đi lại, làm việc phụ giúp gia đình.

Nữ bệnh nhân N.Q.M.T, sinh năm 2000, ở Cam Lâm, Khánh Hòa đã có hành trình hồi phục diệu kỳ sau thời gian điều trị bệnh Wilson tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM).

Trước khi đến khám và điều trị tại đây, gia đình đã đưa nữ bệnh nhân đi khám ở một số nơi, được chẩn đoán bị loạn thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt, điều trị thời gian dài nhưng không có kết quả. Tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng khiến gia đình phải chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.

Bà H.T.K.T - mẹ bệnh nhân M.T cho biết: "Con tôi bệnh từ năm học lớp 6, không đi đứng được, có biểu hiện tâm thần, gia đình đưa đi các nơi điều trị nhưng không khỏi. Sau đó, mỗi khi nghe ai bảo ở đâu chữa được là tôi đưa con đi, lúc thì đến gặp thầy chữa bệnh tâm linh tại Khánh Hòa, có khi thì dẫn con đến gặp thầy ở Ninh Thuận, mỗi lần đều tốn 5 - 7 triệu nhưng không có gì thay đổi.

Trước đó cũng có người khuyên tôi đưa con vào Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng vì quá khó khăn, sợ không đủ tiền đưa vào khám, điều trị nên tôi chưa dám đưa con vào TPHCM. Trong một lần đi khám, nghe bác sĩ nói con bị não trùm, khó có thể qua khỏi nên gia đình chỉ còn phương án duy nhất là đưa con vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy".

Mẹ của nữ bệnh nhân không khỏi vui mừng khi con được điều trị, hồi phục diệu kỳ. Ảnh: Xuân Dự

Mẹ của nữ bệnh nhân vui mừng khi con được điều trị, hồi phục diệu kỳ. Ảnh: Xuân Dự

Chia sẻ về trường hợp này, TS. BS Lê Hữu Phước - Phó trưởng Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân nằm yên, không tiếp xúc, có biểu hiện tăng trương lực cơ tứ chi nên không tự ngồi được, không đi đứng được, gần như tàn phế. Ngoài ra, bệnh nhân bị tăng trương lực cơ vùng hầu họng nên không nói được, ú ớ, chảy nước dãi, ăn uống sặc nghẹn, phải nuôi dưỡng qua sonde. Qua siêu âm bụng nhận thấy bệnh nhân bị xơ gan, thực hiện MRI sọ não cho thấy tổn thương vùng đồi thị nhân bèo đối xứng. Qua thăm khám, chúng tôi chẩn đoán nữ bệnh nhân bị bệnh Wilson thể gan-thần kinh và tiến hành điều trị bằng cách thải đồng, sử dụng thuốc kẽm và các giải pháp hỗ trợ".

Sau quá trình điều trị, hiện nữ bệnh nhân đã bình phục, tự ăn uống, đi đứng, sinh hoạt bình thường. Trước đó, bệnh nhân từng có triệu chứng rối loạn tâm thần, bị quản thúc, điều trị trong bệnh viện tâm thần một thời gian dài, hiện đã hết dấu hiệu tâm thần.

Điều đáng chú ý ở đây là bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với tâm thần phân liệt, thế nhưng trường hợp này là bệnh Wilson. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã chẩn đoán, điều trị thành công, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

Theo chia sẻ của Phó trưởng Khoa Viêm Gan Lê Hữu Phước, Wilson là bệnh di truyền, do đột biến gen ATP7B, dẫn đến tích tụ đồng trong mô, gây tổn thương đa cơ quan. Đây là căn bệnh vô cùng phức tạp, khó chẩn đoán vì triệu chứng thay đổi từ lâm sàng, sinh hóa cho đến sinh học phân tử. Nếu không được điều trị, bệnh nhân hầu như tử vong.

TS. BS Lê Hữu Phước, Phó trưởng Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về bệnh Wilson. Ảnh: Xuân Dự

TS. BS Lê Hữu Phước - Phó Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Chợ Rẫy - chia sẻ về bệnh Wilson. Ảnh: Xuân Dự

Wilson khiến bệnh nhân tăng men gan kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, suy gan cấp. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị rối loạn vận động, khó nuốt, loạn cận ngôn, rối loạn tâm thần. Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như thiếu máu tán huyết, rối loạn kinh nguyệt, loãng xương, viêm khớp.

"Khi bệnh nhân có triệu chứng về gan, thần kinh, tâm thần không rõ nguyên nhân, đặc biệt là người trẻ tuổi, cần nghĩ đến bệnh Wilson.

Khi phát hiện ra bệnh Wilson cần thực hiện tầm soát các thành viên trong gia đình bệnh nhân, nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị dự phòng hiệu quả. Chẩn đoán sớm giúp việc điều trị vô cùng hiệu quả, làm cho bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường" TS. BS Lê Hữu Phước đưa ra khuyến cáo.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

 

Uống không đủ nước; chế độ ăn uống dư thừa đạm; tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt,… là một trong những thói quen xấu dẫn đến suy thận.
14/12/2024
Kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh, Công ty TNHH sản xuất dược mỹ phẩm Nhật Hàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. Đồng thời, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 19.1.2025 .
14/12/2024
Liên quan đến dịch bệnh 'bí ẩn' tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...
12/12/2024
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 12.12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.
12/12/2024
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến mọi người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết và nhiễm khuẩn.
12/12/2024
Ngày 11/12, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) đón nhận chứng nhận vàng về điều trị suy tim của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA). Đây là bệnh viện đa khoa đầu tiên ở nước ta đạt chứng nhận này.
11/12/2024
Chiều và đêm ngày 11/12 Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của một đợt gió mùa đông Bắc. Sau đó, từ ngày 12 đến 14/12 liên tiếp có không khí lạnh tăng cường, trên nền nhiệt Bắc bộ giảm sâu gây ra một đợt rét đậm, rét hại cho toàn miền Bắc.
10/12/2024
Chiều 6/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường ký ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế.
09/12/2024
Hôm nay miền Bắc tiếp tục chìm trong khối khí lạnh, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi 11-13 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
09/12/2024
Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
04/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
QC2
Đang online: 52
Tổng truy cập: 177.968
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp