Bộ Y tế: Truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm khiến hơn 100 người ở Vũng Tàu nhập viện

28/11/2024 25 lượt xem
A A- A+

Đã có hơn 100 người mắc các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng 'Cô Ba' TP Vũng Tàu, Cục An toàn thực phẩm 'nhắc' Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm...

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại ngã tư Bến Đình, phường 7, TP Vũng Tàu, đến thời điểm cuối giờ chiều 27/11 đã có 135 người mắc với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và phải nhập viện để điều trị.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 2982/ATTP-NĐTT do Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long ký ban hành đề nghị Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị (được biết phần lớn các trường hợp nghi ngờ ngộ độc đều điều trị, theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm y tế Vietsovpetro) tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện tuyến trên.

Bộ Y tế: Truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm khiến hơn 100 người ở Vũng Tàu nhập viện - Ảnh 1.

Một bệnh nhi phải nhập viện do nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. (Ảnh TTXVN phát)

Cùng đó tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc theo quy định, truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc, điều tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của cơ sở, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, và sử dụng thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác, xuất xứ.

Cùng đó Cục An toàn thực phẩm đề nghị ngành y tế Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5/2024, Công văn số 3113/BYT-ATTP ngày 07/6/2024 và Công văn số 6495/BYT-ATTP ngày 22/10/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; báo cáo về Cục kết quả triển khai sự việc này về Cục theo quy định.

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm này, như Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin hôm qua, ngay sau khi có thông tin, ngày 27/11, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Vũng Tàu chỉ đạo đơn vị chức năng nhanh chóng truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phòng Y tế thành phố Vũng Tàu phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu cùng cơ quan chức năng tiến hành điều tra, lấy mẫu tại cửa hàng bánh mỳ nghi vấn; phối hợp cùng lực lượng Công an để truy xuất nguồn gốc, điều tra, thu thập thông tin tại bệnh viện.

Chủ cửa hàng bánh mỳ đã tích cực hợp tác để làm rõ nguyên nhân, đồng thời gửi lời xin lỗi đến khách hàng sau khi xảy ra sự cố. Đồng thời đăng số điện thoại để người bị ngộ độc có thể liên hệ; cam kết hỗ trợ chi phí điều trị.

Hiện chủ cửa hàng và những người có liên quan đang phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống 

Uống không đủ nước; chế độ ăn uống dư thừa đạm; tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt,… là một trong những thói quen xấu dẫn đến suy thận.
14/12/2024
Kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh, Công ty TNHH sản xuất dược mỹ phẩm Nhật Hàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. Đồng thời, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 19.1.2025 .
14/12/2024
Liên quan đến dịch bệnh 'bí ẩn' tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...
12/12/2024
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 12.12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.
12/12/2024
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến mọi người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết và nhiễm khuẩn.
12/12/2024
Ngày 11/12, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) đón nhận chứng nhận vàng về điều trị suy tim của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA). Đây là bệnh viện đa khoa đầu tiên ở nước ta đạt chứng nhận này.
11/12/2024
Chiều và đêm ngày 11/12 Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của một đợt gió mùa đông Bắc. Sau đó, từ ngày 12 đến 14/12 liên tiếp có không khí lạnh tăng cường, trên nền nhiệt Bắc bộ giảm sâu gây ra một đợt rét đậm, rét hại cho toàn miền Bắc.
10/12/2024
Chiều 6/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường ký ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế.
09/12/2024
Hôm nay miền Bắc tiếp tục chìm trong khối khí lạnh, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi 11-13 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
09/12/2024
Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
04/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
QC2
Đang online: 55
Tổng truy cập: 178.033
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp