COVID-19 ở TPHCM tăng, người dân không nên hoang mang, cần phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế

30/05/2025 48 lượt xem
A A- A+

SKĐS - Số ca COVID-19 tăng nhanh, các ca bệnh chủ yếu biến thể NB.1.8.1., đã có các trường hợp diễn tiến nặng trên cơ địa bệnh nền.

dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Ngày 30/5, Sở Y tế TPHCM cho biết, số ca nhiễm SARS-Co-V2 đang tăng nhanh, đa số do biến thể NB.1.8.1. Chưa ghi nhận trường hợp nặng do COVID-19 đơn thuần nhưng đã có các trường hợp diễn tiến nặng trên cơ địa bệnh nền.

Số ca COVID-19 tăng gấp 3 lần

Cụ thể, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận trong tuần thứ 21 (19/5-25/5), TPHCM ghi nhận có 79 trường hợp xác định COVID-19, tăng gần gấp 3 lần với số liệu trung bình của 4 tuần trước đó (27 ca). Tính từ tuần thứ 16 đến nay, số ca COVID-19 tại TPHCM đang gia tăng nhanh so với giai đoạn 15 tuần đầu năm.

Tích lũy từ đầu năm 2025 đến nay, TPHCM đã có 204 ca bệnh COVID-19 (thấp hơn 43% so với cùng kỳ của năm 2024 là 355 ca).

Trong tuần thứ 21 (19/5-25/5), TPHCM ghi nhận có 79 trường hợp xác định COVID-19. Ảnh: SYT.

Riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị cho 6 trường hợp người bệnh mắc COVID-19, tất cả đều nhẹ.

Trong tuần 21, bệnh viện điều trị cho 01 bệnh nhân nữ (66 tuổi) bị COVID-19 trên cơ địa bệnh đa u tủy đang hóa trị, bệnh nhân bị suy hô hấp phải thở oxy. Được biết, bệnh nhân đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 và đã từng mắc COVID19 vào năm 2021. Hiện nay đã qua giai đoạn nặng.

67% ca bệnh COVID-19 trên 60 tuổi

Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa của TPHCM cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm SARS-Co-V2 trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính.

Kết quả ghi nhận, người trên 60 tuổi chiếm 67% tổng số các trường hợp COVID-19 nhập viện điều trị từ đầu năm 2025 đến nay (36/54 trường hợp).

Đặc biệt, từ tuần thứ 16 đến nay Sở Y tế TPHCM đã ghi nhận 3 trường hợp bệnh nền nặng nhiễm SARS-CoV-2 nhập viện điều trị tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa TPHCM.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nam (sinh năm 1972). Bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện tỉnh với bệnh lý bạch cầu cấp dòng tủy, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy đa cơ quan, suy tim, lao phổi cũ và nhiễm SARS-CoV-2.

Nhiều bệnh nhân biến chứng nặng trên cơ địa bệnh nền.

Trường hợp thứ 2 là người bệnh nữ (sinh năm 1979) được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi hoại tử, viêm thận bể thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, tràn khí màng phổi, đồng nhiễm SARS-CoV-2.

Trường hợp còn lại là bệnh nhân 57 tuổi có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm, nhập viện trong tình trạng hôn mê, ngưng tim trước nhập viện, hiện người bệnh đang được tiếp tục điều trị tại khoa hồi sức tích cực.

Về tác nhân gây bệnh, theo báo cáo ngày 23/5 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), biến thể NB.1.8.1 chiếm hầu hết các mẫu giải trình tự gene từ các bệnh nhân COVID-19 nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5 năm 2025 tại bệnh viện.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể NB.1.8.1 được phát hiện vào đầu năm 2025, đã ghi nhận tại 23 quốc gia (Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…) và hiện nay được cho là nguyên nhân gây tăng số ca mắc tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng báo cáo biến thể NB.1.8.1 đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều bang ở Mỹ như California, New York, Ohio, Rhode Island, Hawaii và Washington.

Các chuyên gia của WHO nhận định, biến thể NB.1.8.1 thuộc dòng Omicron, nhưng mang nhiều đột biến mới tại vùng protein gai. Nguy cơ đột biến này virus có khả năng trốn thoát được sự bảo vệ của kháng thể được tạo ra ở những người đã tiêm vaccine hoặc từng nhiễm COVID-19 trước đó là không cao, tác động bảo vệ của kháng thể tương đương như đối với biến thể dòng JN.1 (omicron) trước đây.

Ngoài ra, chưa có nhiều dữ liệu cho thấy biến thể này có độc lực mạnh hơn so với các biến thể cũ. Tuy nhiên Chương trình giám sát biến chủng SARS-CoV-2 của Tổ chức Y tế thế giới đã xếp NB.1.8.1 vào nhóm VUM (biến chủng cần được theo dõi) để tiếp tục đánh giá nguy cơ trong thời gian tới.

Ngày 21/5, Sở Y tế TPHCM đã ban hành công văn về việc chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình hiện nay.

Sở Y tế TPHCM chỉ đạo các đơn vị y tế từ hệ dự phòng đến điều trị luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc COVID-19, phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong;

Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng; những người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có các bệnh mạn tính, bệnh lý ác tính, bị suy giảm miễn dịch…) cần đặc biệt chú ý vì nguy cơ bị các biến chứng nặng và tử vong rất cao khi bị nhiễm trùng.

Nam Thương

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ca-covid-19-o-tphcm-tang-nguoi-dan-khong-nen-hoang-mang-can-phong-benh-theo-khuyen-cao-cua-bo-y-te-169250530123609615.htm

Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
09/08/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
SKĐS - Hội Báo toàn quốc năm 2025 khai mạc sáng nay (19/6) có ý nghĩa đặc biệt, được tổ chức vào dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) – tròn một thế kỷ kể từ khi tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam - tờ Thanh niên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
19/06/2025
SKĐS - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
18/06/2025
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ ngành địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
16/06/2025
SKĐS - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
03/06/2025
SKĐS - Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan gấp rút hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt thay đổi đáng chú ý nhằm gia tăng kiểm soát về hậu kiểm và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
27/05/2025
SKĐS - Tại buổi làm việc về dự thảo Nghị định quy định phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước và phân quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương.
21/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân – người đứng đầu Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam – đã có bài viết sâu sắc, mang tính định hướng cộng đồng, truyền cảm hứng về vai trò của việc học tập và làm theo gương Bác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân.
19/05/2025
SKĐS - Bộ Y tế yêu cầu việc quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển người bệnh không được phát sinh thêm thủ tục, gây phiền hà cho người bệnh, bảo đảm thuận tiện trong quá trình tiếp nhận, điều trị, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh...
16/05/2025
QC2
Đang online: 36
Tổng truy cập: 458.530
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp