Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Thị trường đông dược.. ?
Nhiều chuyên gia nhận định, nguồn dược liệu dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) đang là loại dược liệu phát triển nhất trên thị trường đông dược Việt Nam và thị phần của loại này trên thị trường tiêu thụ cũng là lớn nhất. Được biết lý do chính là việc xin cấp phép sản phẩm thuốc hóa dược rất khó khăn và rất mất thời gian (thời gian tính bằng năm) để ra một giấy phép cho một sản phẩm. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lách luật, không xin giấp phép thuốc hóa dược mà chỉ xin giấy phép thực phẩm chức năng vì xin giấy phép thực phẩm chức năng, cùng lắm chỉ mất vài ba tháng mà cũng vẫn là bài thuốc ấy. Hơn cả là thuốc hóa dược, còn bị các cơ quan quản lý về giá, còn các sản phẩm thực phẩm chức năng thì không.
Xếp thứ hai là nhóm dược liệu dùng trong chữa bệnh dùng trong các nhà máy sản xuất thuốc, bệnh viện đông y, thuốc đông y... tiếp đến là nhóm dược liệu dùng trong mỹ phẩm. Và cuối cùng là nhóm dùng trong chăn nuôi mạnh nhất là trong nuôi tôm của ngành thủy sản.
Chất lượng dược liệu, thuốc đông y...
Phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là 1 phố lớn được coi là chợ thuốc đông y lớn và tồn tại lâu nhất của thị trường đông dược. Anh N.V.T quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: “chúng tôi đi mua thuốc vì là thuốc đông y nên tất cả số lượng, chất lượng, cách sử dụng đều do nhà thuốc chỉ định. Tôi cũng biết hiện đang có rất nhiều người đi mua thuốc như tôi. Không có kiến thức về thuốc nên không phân biệt được thế nào là tốt xấu và hơn nữa thuốc bắc có dán tem nhãn gì đâu mà kiểm tra, cùng lắm là có cái tên thuốc thôi.”
Theo tìm hiểu của PV, có rất nhiều loại dược liệu của nước ta được nước ngoài thu mua, họ mang về chiết xuất lấy tinh chất của cây rồi mang bã bán lại cho ta mà các loại bã này bằng mắt thường rất khó phân biệt với loại chưa chiết xuất. Người kinh doanh ham rẻ sẽ mua và bán ra thị trường. Và như thế thuốc thì sẽ kém chất lượng, đương nhiên số tiền sẽ mất là rất lớn (tiền bảo hiểm của các bệnh viện khi mua thuốc đông y). Hệ thống khám chữa bệnh của tư nhân và người tiêu dùng trong xã hội.
Theo TS- DS Trần Văn Thanh - Phó viện trưởng thường trực -Viện ngiên cứu Y-Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh : “Quản lý về dược liệu và thuốc đông dược nói chung vẫn chưa được. Lý do cơ bản vì thành phần dược liệu và thuốc đông dược nó khác so với thuốc tân dược. Thuốc tân dược từ nguyên liệu, đến thành phẩm nó chỉ chứa hai đến 3 hoạt chất đến 5 là cùng thì chỉ số của thuốc tân dược đo đạc rất dễ, vì nó ít hoạt chất, đưa lên máy móc thiết bị hiện đại là đo đếm được và rất dễ kiểm soát chất lượng, còn thuốc đông y và dược liệu có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chất nên máy móc không phân tích được. Đặc biết có những chất nằm ngoài danh mục quản lý của Bộ Y Tế. Do đó không thể đáng giá được chất lượng của loại thuốc này.”
Giải pháp quản lý...
Theo các chuyên gia về thị trường đông dược, quản lý dược liệu giống như quản lý nông sản sạch. Tất cả nguồn dược liệu đều phải được trồng theo quy trình cụ thể được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, phải có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ và được cấp mã vạch hay dùng công nghệ chuỗi khối ( công nghệ Block chain) để quản lý. Trong sơ chế và chế biến cũng phải được quản lý bằng công nghệ số (QR code). Người tiêu dùng sẽ dễ dàng với việc truy cập và có đầy đủ mọi thông tin của sản phẩm mình muốn mua từ nguồn gốc, nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế biến...vv. Cũng như vậy khi các cơ quan kiểm tra thì người bán hàng chỉ cần đưa ra chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nguồng gốc, chất lượng. Hoặc cơ quan kiểm tra sử dụng phần mền để quét QR code trên sản phẩm là xẽ có kết quả.
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, để kiểm soát được thị trường đông dược nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, lành mạnh thị trường cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, đồng thời phối hợp chặt chẽ kiểm tra, kiểm soát thị trường dược liệu, thuốc đông dược và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng phải chủ động áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất và tiêu dùng. Có như thế dược liệu, thuốc đông y sẽ là nhân tố quan trọng, góp phần đưa thị trường đông dược phát triển, đảm bảo chăm sóc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Tác giả:
THÀNH HIẾU
Tags:
Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
Sự việc 20 học sinh mầm non ở Lai Châu nghi bị ngộ độc hóa chất diệt chuột đã khiến nhiều người bàng hoàng và không khỏi lo lắng.
08/11/2024
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (diễn ra ngày 11/11-12/11/2024) tiếp tục tiến hành theo cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn".
08/11/2024
Ngày 6/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư.
06/11/2024
Đây là một trong những yêu cầu được Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhấn mạnh tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo diễn ra sáng nay, 30.10.
31/10/2024
Chiều 30.10, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
31/10/2024
Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
22/10/2024
Đúng 9 giờ sáng nay, 21.10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám.
21/10/2024
Sáng nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội. Trước giờ khai mạc, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
21/10/2024
Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:
17/10/2024