Điều kiện nào để được thanh toán bảo hiểm y tế khi mua thuốc ngoài bệnh viện?

30/10/2024 9 lượt xem
A A- A+

Bộ Y tế có quy định mới về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc ngoài bệnh viện, trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí...

Ngày 30-10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám bệnh, chữa bệnh và xin ý kiến các quy định thanh toán BHYT.

thu-truong-nvt.jpg

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Trang

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế nhưng ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài cơ sở khám, chữa bệnh.

Để bảo đảm quyền lợi của người bệnh, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, ngày 18-10-2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT (Thông tư 22) quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, quy định cụ thể các trường hợp quỹ BHYT thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh, gồm có: Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm; thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân.

Bên cạnh đó, Thông tư 22 cũng quy định điều kiện thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có BHYT đi khám chữa bệnh chặt chẽ, khả thi trong các trường hợp không có thuốc, thiết bị y tế do các nguyên nhân bất khả kháng.

Đề cập đến vấn đề này, bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho rằng, các thuốc thiếu do cơ sở y tế không mua sắm, không cung ứng được hầu hết rơi vào nhóm thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc ít nguồn cung trên thị trường.

Danh mục thuốc hiếm được quy định có hơn 450 hoạt chất được thanh toán, chiếm gần một nửa danh mục các thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Trong đó, thuốc điều trị bệnh hiếm có khoảng 214 thuốc, hơn 217 thuốc trong danh mục ít nguồn cung ứng trên thị trường. Vì vậy, dù được gọi là thuốc hiếm nhưng tổ hợp các loại được thanh toán trực tiếp này không phải là nhỏ.

cac-dai-bieu-tham-du-hoi-thao.jpg

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thu Trang

Cũng theo bà Vũ Nữ Anh, trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại theo độ rủi ro là A, B, C, D; trong đó loại A, B là nhóm có độ rủi ro thấp, có thể thay thế được như: Bông, băng, cồn, gạc… (vật tư tiêu hao), thì không được thanh toán trực tiếp. Cơ sở y tế bị thiếu, không mua được thì phải lựa chọn sản phẩm thay thế cho người bệnh.

Ngoài ra, còn một số trường hợp không được thanh toán trực tiếp nữa là thiết bị sử dụng hóa chất xét nghiệm (thường đã được thanh toán trong cơ cấu giá), thiết bị y tế đặc thù cá nhân…

Cũng tại hội thảo này, bà Vũ Nữ Anh khẳng định, trách nhiệm cung ứng thuốc, thiết bị y tế là của cơ sở y tế, do đó phải bằng mọi cách, cố gắng hết sức để mua sắm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người bệnh. Khi không được nữa thì mới áp dụng Thông tư 22. Thông tư này cũng chỉ giải quyết tình huống, nhằm một phần nào đó bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, bù đắp một phần chi phí màngười bệnh tự bỏ ra chứ không phải toàn bộ.

Nguồn: Báo Hà Nội mới 

Chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm bởi hút thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm, chiếm 1,14% GDP. Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại.
08/11/2024
Với phương châm tất cả vì sự hài lòng của người bệnh, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc tích cực khai thác các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại cho tuyến y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
07/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.
07/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1333/QĐ-TTg ngày 5/11/2024 bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
06/11/2024
Từng chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất của con gái, gia đình M.T. vui mừng khôn xiết khi con từ một người tàn phế có thể đi lại, làm việc phụ giúp gia đình.
06/11/2024
Thiếu vi chất dinh dưỡng là "nạn đói tiềm ẩn" do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có i-ốt.
05/11/2024
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
05/11/2024
Thời gian qua xuất hiện nhiều cơ sở làm đẹp vi phạm các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và pháp luật về quảng cáo; thực hiện các kỹ thuật không được cấp phép... tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng dịch vụ...
01/11/2024
GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bệnh viện K sẽ xây dựng cơ sở 4 quy mô khoảng 8,6ha để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới điều trị các ung thư thần kinh, đặc biệt ở trẻ em và các ung thư phổi, tiền liệt tuyến...
01/11/2024
Sáng 30/10, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ.
30/10/2024
Tại An Giang, mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) bằng y học cổ truyền (YHCT) được triển khai ở tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm y tế. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố có nhân viên phụ trách công tác YHCT; 156/156 trạm y tế cấp xã có y, bác sĩ YHCT phụ trách công tác KCB.
30/10/2024
QC2
Đang online: 34
Tổng truy cập: 141.421
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp