Đối tượng nào cần lưu ý khi tiêm vaccine cúm ?

17/02/2025 74 lượt xem
A A- A+

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp,… dẫn đến viêm phổi, suy đa tạng dẫn tới tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc – Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại vaccine cúm được sử dụng, chủ yếu bao gồm vaccine cúm tam giá và vaccine cúm tứ giá. Trong đó, vaccine tam giá Ivacflu-S phòng được 3 chủng: 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B. Các vaccine tứ giá (Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, GC Flu Quadrivalent) phòng được 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B.

Để chích vaccine cúm có hiệu quả, thì sau khi chích vaccine cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm. Thông thường, vaccine cúm bắt đầu có hiệu quả sau 2-3 tuần kể từ khi tiêm. Với thời gian bảo vệ của vaccine có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, do virus cúm liên tục biến đổi, nên việc tiêm nhắc hàng năm là cần thiết để duy trì khả năng bảo vệ tốt.

flu-shot-1-custom-bba61b7baacformat-jpegjpegquality-75.jpg

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mọi người sau chích vaccine vẫn có thể mắc cúm mùa. Các nguyên nhân có thể như: Thời gian để vaccine phát huy hiệu quả sau chích ngừa chưa đủ; mắc phải chủng cúm không có trong vaccine; cơ thể không tạo ra kháng thể sau chích ngừa; không chích nhắc lại hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn những người bị mắc cúm sau khi tiêm vaccine sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh so với người chưa tiêm chủng.

Vì vậy, bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc lưu ý, tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đều nên chích ngừa cúm. Đặc biệt, người có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm được khuyến cáo chủng ngừa theo lịch bao gồm:

- Người > 65 tuổi

- Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai

- Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi

- Người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, bệnh phổi, thận, ung thư, suy giảm miễn dịch…

- Người tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm

Bác sĩ khuyến cáo cúm có nhiều chủng và các chủng cũng có sự biến đổi liên lục, nên các chủng cúm trong vaccine cũng được Tổ chức Y tế thế giới quy định hàng năm để phù hợp với tình hình các chủng cúm đang lưu hành. Vì vậy, mọi người kể cả đã mắc bệnh vẫn nên chích ngừa cúm.

Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó, cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, sau đó chích nhắc lại hàng năm. Với trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn, cần tiêm 1 mũi và chích nhắc lại hàng năm.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

SKĐS - GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp và phân cấp trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
16/06/2025
SKĐS - Từ năm 2025, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng nhiều quy định mới có lợi khi khám chữa bệnh. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
06/06/2025
Cùng với thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
22/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
12/05/2025
Theo Bệnh viện K, chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng trực tiếp nấm linh chi trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá một cách toàn diện tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư.
12/05/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
29/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
28/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.
25/04/2025
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
25/04/2025
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
23/04/2025
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
23/04/2025
QC2
Đang online: 29
Tổng truy cập: 478.844
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp