Đột quỵ tăng khi trời lạnh, cách nào để phòng tránh?

23/12/2024 124 lượt xem
A A- A+

(NLĐO) - Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Thời tiết lạnh là mối nguy cơ hàng đầu dẫn đến căn bệnh này

Ngày 23-12, hội nghị khoa học toàn quốc Đông - Tây y kết hợp chủ động phòng đột quỵ não và phục hồi chức năng sớm, được Hội Đông y Việt Nam tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các điểm cầu trên toàn quốc.

Theo GS-TS Lê Văn Thính, Đơn vị đột quỵ não, Trung tâm thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai), đột quỵ não là trạng thái cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử lý sớm sẽ để lại di chứng rất nặng nề.

Đột quỵ não cấp tính cần được cấp cứu bằng y học hiện đại

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này.

"Đột quỵ não cấp tính cần nhanh chóng được cấp cứu bằng y học hiện đại, nhưng sau khi được cứu sống cần phối hợp các phương pháp của Đông y để điều trị. Bởi lẽ, hầu hết bệnh nhân sẽ có những di chứng với các mức độ khác nhau như: Liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ và một số rối loạn cơ thể khác"- GS Thính nói.

Theo PGS-TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, trong Đông y, bệnh đột quỵ não còn gọi là "trúng phong" với đặc điểm bệnh khởi phát đột ngột, hôn mê hoặc bị yếu, liệt mặt, tay hoặc liệt nửa người. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ. Đây là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ đến bệnh viện trong 6 giờ đầu là "thời gian vàng" để cứu chữa hiệu quả. 

PGS Cảnh cho rằng người dân cần nhận biết các biểu hiện của đột quỵ để đến bệnh viện sớm nhất. Đó là tình trạng yếu liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó, nói ngọng, đại tiểu tiện không tự chủ... Khi thấy bản thân không cầm nắm được chặt, tay đưa lên khó, mặt liệt méo… cần đến bệnh viện ngay.

 Theo PGS Cảnh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường... không được kiểm soát làm tăng nguy cơ đột quỵ

Các chuyên gia cho rằng y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phục hồi cho người bệnh với các phương pháp như: Châm cứu, tập luyện, xoa bóp và dùng thuốc… Do đó, việc phục hồi chức năng sớm bằng các phương pháp y học cổ truyền là một trong những lựa chọn và là thế mạnh của Đông y để phục hồi chức năng vận động, cải thiện tuần hoàn máu, giảm thiểu di chứng với người bệnh đột quỵ.

PGS Cảnh lưu ý những yếu tố làm gia tăng các ca đột quỵ và trẻ hóa là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… không được kiểm soát. Cùng đó, sự thay đổi thời tiết, nhất là mùa đông - xuân, trời lạnh đột ngột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm đột quỵ não gia tăng. Vì thế, việc kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.

SKĐS - GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp và phân cấp trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
16/06/2025
SKĐS - Từ năm 2025, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng nhiều quy định mới có lợi khi khám chữa bệnh. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
06/06/2025
Cùng với thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
22/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
12/05/2025
Theo Bệnh viện K, chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng trực tiếp nấm linh chi trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá một cách toàn diện tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư.
12/05/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
29/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
28/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.
25/04/2025
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
25/04/2025
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
23/04/2025
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
23/04/2025
QC2
Đang online: 30
Tổng truy cập: 478.938
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp