Hà Nội mù mịt do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cảnh báo mức nguy hại

30/12/2024 91 lượt xem
A A- A+

Sáng nay (30/12), chất lượng không khí ở Hà Nội rất xấu. Cá biệt có điểm đo ở ngưỡng nâu - ngưỡng nguy hại cho sức khỏe con người là Quảng Khánh (Tây Hồ) với AQI mức 340. Hàng loạt điểm đo khác có mức ô nhiễm cao.

Lúc 9h sáng nay, ứng dụng này xếp Hà Nội ô nhiễm top 1 thế giới với AQI là 240 - ngưỡng tím, sau đó là thành phố Bagdad (Irag), Dhaka (Bangladesh). Nhiều điểm đo ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng tím - ngưỡng rất có hại cho sức khỏe như Quảng Bá AQI 267, Hồ Tây AQI 292, Vinhome riverside AQI 258, Cừ Khôi (Long Biên) AQI 253, Quảng Bá AQI 267, Ciputra (Tây Hồ) AQI 257, Hoàng Quốc Việt AQI 251... Cá biệt có điểm đo ở ngưỡng nâu - ngưỡng nguy hại cho sức khỏe con người là Quảng Khánh (Tây Hồ) với AQI mức 340.

Hà Nội mù mịt do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cảnh báo mức nguy hại- Ảnh 2.

Hà Nội mù mịt bụi mịn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ứng dụng Pam Air cũng ghi nhận nhiều điểm đo với AQI ở ngưỡng tím như huyện Đông Anh AQI 269, Chùa Láng (Quận Đống Đa) AQI 251, Đội Cấn (Ba Đình) AQI 285, Phú Đông (Ba Vì) AQI 242...

Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.

Tại tỉnh Thái Nguyên, kết quả quan trắc tại 4 trạm là đường Hùng Vương (thành phố Thái Nguyên), phường Mỏ Chè (thành phố Sông Công), phường Quan Triều (thành phố Thái Nguyên), khu vực sân vận động Gang Thép (phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên) lần lượt có chỉ số chất lượng không khí (AQI) là: 201, 213, 217 và 224.

Khi chỉ số AQI ở mức 201-300, tương ứng với thang màu tím, thể hiện chất lượng không khí ở mức rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cộng đồng.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng chủ yếu từ khí thải của các loại phương tiện giao thông, khí thải và bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất nội đô và khu vực lân cận, các hoạt động xây dựng công trình, dự án đô thị, hạ tầng giao thông...

Các chuyên gia y tế ví bụi mịn là "sát thủ vô hình" đối với sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch.

Hà Nội đang có kế hoạch giảm phát thải từ nguồn giao thông của Hà Nội gồm: Giảm bụi đường, trong đó tăng cường công tác rửa đường; Giảm ùn tắc giao thông bằng cách điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý; Phân vùng giao thông và thu phí phân vùng; Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy; Xây dựng khu vực phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông phát thải vượt mức cho phép; Đầu tư chuyển đổi phương tiện giao thông, khuyến khích phương tiện giao thông công cộng...

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
03/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
02/04/2025
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành hệ thống y tế, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế số hiện đại, ngành Y tế tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy tại các cơ sở y tế. Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025 đạt 100% cơ sở y tế công lập triển khai thực hiện bệnh án điện tử kết nối, liên thông dữ liệu.
31/03/2025
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bố trí khu vực điều trị sởi, hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm.
30/03/2025
Tỉnh Bình Dương đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi vào đầu năm nay, dù ngành y tế địa phương đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng để phòng ngừa song người dân vẫn còn lơ là, chủ quan.
30/03/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
30/03/2025
Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn ngành đã ghi nhận hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi, phủ trên 30/30 quận, huyện, thị xã.
29/03/2025
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
29/03/2025
Ung thư vòm hầu là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Vì vậy, việc tầm soát và điều trị sớm vô cùng cần thiết.
27/03/2025
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…
27/03/2025
QC2
Đang online: 54
Tổng truy cập: 295.851
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp