Hiện nay, bên cạnh sự phát triển của nền y học hiện đại, y học cổ truyền vẫn giữ một vai trò quan trọng, nhất là trong việc phối hợp giữa đông y và tây y để điều trị bệnh. Xoa bóp bấm huyệt. Y học cổ truyền là phương pháp trị liệu bằng tay, kết hợp các động tác tay như xát, xoa, miết,.. với bấm huyệt (dùng tay tác động lực lên các huyệt đạo), giúp cơ thể giải phóng tắc nghẽn kinh mạch từ đó tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh ra các hormone endorphin giảm đau nội sinh, thư giãn và làm dịu đi các cơn đau mỏi. Tuy nhiên, cơ sở ở đâu.., phát triển thế nào? Thì luôn là vấn đề trăn trở.
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - XOA BÓP BẤM HUYỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN tại Ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm, bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại trong việc trị liệu các bệnh lý mãn tính một cách an toàn và hiệu quả lâu dài. Trung tâm đang được nhiều người dân lựa chọn, góp phần tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe người dân địa phương. Với tiêu chí “Chăn sóc sức khỏe chủ động, chữa bệnh không dùng thuốc”. Lấy thế mạnh là y học cổ truyền, Lãnh đạo cùng nhân viên của trung tâm đã có sáng kiếng dùng y học đông y vùa chăm sóc sức khỏe kết hợp với chăm sóc sắc đẹp. Chính ý tưởng này đã là cú huých cho con đường phát triển của trung tâm.
Theo chia sẻ của chị Lý Tuyết Nhung – Giám đốc trung tâm:
“ Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Xoa bóp, bấm huyệt ở các huyệt vùng mặt giúp tăng lưu thông máu, trẻ hóa da mặt, giúp da săn chắc, hồng hào hơn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn giúp điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.”
Chị Lý Tuyết Nhung – Giám đốc trung tâm
Theo các chuyên gia ngành đông y: Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng rất lớn với các loại bệnh đơn cử như: bệnh đau nhức xương khớp, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý có tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp. Y học cổ truyền định nghĩa, xoa bóp bấm huyệt là những thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn tổng thể giúp giảm triệu chứng cứng cơ ở vùng cổ, cơ ở vai và bụng nên sẽ giúp bạn thoải mái hơn, thư giãn các cơ bắp nên dễ ngủ hơn.
|
|
Hiện nay, y học cổ truyền được khẳng định điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp mà không gây tác dụng phụ; trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh… Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%, các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa.
Chị N M. T (Suối Lớn, Phú Quốc) cho biết: “Phần lớn người đến trung tâm đều là những nông dân nghèo, không có điều kiện tiếp cận với y học hiện đại, có chăng là 1 số người từ nơi khác đến “thử xem có được không”. Dần rồi lại “không muốn bỏ”. Khách đến ngày một đông, Đây cũng là dấu ấn cho trung tâm nói chung và bước đường y học của chị Nhung nói riêng. Điều này đã góp phần tiếp thêm niềm tin cho những người có hoàn cảnh khó khăn.”
Thiết nghĩ, sự phát triển của chị Nhung cũng như trung tâm đã góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của y học cổ truyền, là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam xứng đáng với lời dạy của Bác: "Lương y như từ mẫu".
Tác giả:
Thành Hiếu
Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
04/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
Bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não đầu tiên năm nay đã 59 tuổi. "Tôi không thể tin mình sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, sau lần đã kề cửa tử vì tình trạng suy gan giai đoạn cuối", ông nói.
03/12/2024
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số trường hợp đột ngột ngã gục và tử vong khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm này được xác định là do đột quỵ.
02/12/2024
Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 thông tin, đã phối hợp với kíp trực thăng của Binh đoàn 18 đưa thành công một bệnh nhân nặng từ đảo Thổ Chu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) về đất liền để cấp cứu và điều trị.
02/12/2024
Đã có hơn 100 người mắc các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng 'Cô Ba' TP Vũng Tàu, Cục An toàn thực phẩm 'nhắc' Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm...
28/11/2024
Ngày 27.11, thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, một thanh niên 18 tuổi bị tai nạn giao thông dẫn đến chết não, đã được gia đình đồng ý hiến mô tạng để cứu 7 người ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế.
28/11/2024
Một số đơn vị, cá nhân tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo khi chưa được cấp phép, lấy danh nghĩa để cấp phát thuốc BHYT, lợi dụng để quảng cáo, lôi kéo bệnh nhân về khám, điều trị tại cơ sở của mình…
25/11/2024
Tránh ánh sáng mặt trời; chăm sóc mắt đúng cách; không hút thuốc lá,… là một trong những cách ngăn chặn quá trình lão hóa mắt.
25/11/2024
Các bác sĩ khuyến cáo với nhóm nguy cơ cao như viêm gan B mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ do rượu, gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa cần phải được kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng/1 lần để phát hiện bất thường và đưa ra phương án điều trị sớm.
24/11/2024
Sở Y tế TPHCM cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM đang tăng liên tục, ghi nhận 1 ca tử vong.
24/11/2024