Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng

24/03/2025 14 lượt xem
A A- A+

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Chủ động sàng lọc, phát hiện bệnh

Bệnh lao, đặc biệt là lao phổi, vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong do bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu. Đây là căn bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, khiến người bệnh ho, khạc đờm, thậm chí ho ra máu. Mặc dù bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán sớm bệnh lại gặp nhiều khó khăn do biểu hiện ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Trung ương, lao phổi chiếm khoảng 85% tổng số ca lao và là thể phổ biến nhất. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… lại rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan, tự ý mua thuốc điều trị, dẫn tới bệnh tiến triển nặng, dễ lây lan và khó điều trị hơn.

Đặc biệt, nếu ho kéo dài trên 3 tuần không dứt dù đã dùng thuốc kháng sinh, cần nghĩ đến khả năng mắc lao phổi. Bên cạnh triệu chứng ho, người bệnh có thể ho ra máu (chiếm 60% số ca lao phổi), đau tức ngực do tổn thương phổi, khó thở và cảm giác suy kiệt kéo dài. Theo đó, ngay cả các cơ sở y tế cũng có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh nếu không được trang bị đầy đủ phương tiện hoặc thiếu kinh nghiệm lâm sàng.

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân mắc bệnh lao. Ảnh: Minh Khuê

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân mắc bệnh lao. Ảnh: Minh Khuê

Bác sĩ Mạc Duy Hưng (Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cảnh báo, sự chủ quan trong điều trị lao là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân có thêm bệnh lý nền. Nếu bỏ dở liệu trình, không chỉ khó kiểm soát bệnh mà còn tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tràn khí màng phổi, hoặc lan sang các cơ quan khác.

Để kiểm soát hiệu quả bệnh lao, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần phát hiện sớm, điều trị đủ và đúng phác đồ. Tiêm vaccine BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh giúp giảm nguy cơ mắc lao nặng như lao kê, lao màng não. Người dân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có tiếp xúc gần với người mắc lao hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao như người già, người suy giảm miễn dịch, người nhiễm HIV...

Càng phát hiện sớm, điều trị càng hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ lây lan và tử vong. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng, loại bỏ tâm lý kỳ thị và chủ động đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ là yếu tố then chốt để từng bước kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh lao trong cộng đồng.

Cam kết mạnh mẽ, hành động quyết liệt

Việt Nam hiện vẫn nằm trong nhóm 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, đứng thứ 11 toàn cầu về số ca bệnh lao và lao kháng thuốc. Điều này cho thấy, cuộc chiến phòng, chống lao tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ và hành động kiên trì, đồng bộ từ nhiều phía.

Theo ước tính của Chương trình Chống lao Quốc gia, hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, đặc biệt ở những nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, người cao tuổi, người sống trong các cơ sở tập trung, người nhiễm HIV… Đây là nguồn lây tiềm tàng, đòi hỏi phải có các chiến lược sàng lọc chủ động, hiệu quả và tiếp cận sâu rộng hơn tới cộng đồng.

Tại Hà Nội, những thành quả đạt được trong thời gian qua cho thấy nỗ lực bền bỉ của ngành y tế Thủ đô. Nhờ việc ứng dụng chiến lược 2X (X-quang kết hợp xét nghiệm sinh học phân tử Xpert), cùng với AI hỗ trợ phân tích hình ảnh phổi, các ca bệnh được phát hiện sớm hơn, điều trị kịp thời hơn. Đồng thời, việc đưa xe X-quang lưu động đến tận các phường, xã, tổ chức khám lưu động tại các khu vực có nguy cơ cao giúp tiếp cận được với nhiều người dân hơn, đặc biệt là nhóm dễ bị bỏ sót.

Bên cạnh đó, các phác đồ điều trị mới như BPaL, 3HP, 1HP, 6L đã được triển khai và sử dụng hiệu quả tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác. Các phác đồ này rút ngắn thời gian điều trị, giảm tác dụng phụ, giúp tăng tỷ lệ tuân thủ và thành công trong điều trị. Không dừng lại ở đó, Hà Nội còn mở rộng mô hình phối hợp y tế công - tư, tạo mạng lưới chuyển gửi người nghi lao từ các phòng khám tư nhân đến các cơ sở chẩn đoán chuyên sâu. Được biết, từ năm 2022 - 2024, hơn 100.000 người đã được khám sàng lọc tại các điểm khám cộng đồng, trại giam, trung tâm bảo trợ xã hội… qua đó phát hiện và điều trị khoảng 500 người mắc lao.

Tại Lạng Sơn, dù điều kiện còn khó khăn, nhưng công tác phòng, chống lao vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Với mạng lưới phòng, chống lao phủ khắp 100% xã, phường, thị trấn; tỉnh đã chủ động tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý điều trị hiệu quả. Bệnh viện Phổi Lạng Sơn có tỷ lệ điều trị thành công năm 2024 đạt 93,3% (tăng 0,3% so với 2023), tỷ lệ tử vong trong điều trị lao giảm từ 4,3% còn 3,4%. Tỷ lệ mắc lao tại tỉnh giảm từ 94/100.000 dân năm 2023 xuống còn 82/100.000 dân năm 2024.

Để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, theo đúng chiến lược toàn cầu và cam kết của Việt Nam, cần sự đồng lòng từ toàn xã hội. Trong đó, mỗi người dân đóng vai trò then chốt, từ việc chủ động đi khám khi có triệu chứng, tham gia sàng lọc, đến việc tuân thủ điều trị khi mắc bệnh. Chỉ khi người dân hiểu đúng, hành động sớm, mới có thể kiểm soát và từng bước loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh khám sàng lọc tại cộng đồng, tăng cường đào tạo nhân lực y tế cơ sở, cập nhật kỹ thuật mới trong xét nghiệm và điều trị, đồng thời đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức, xóa bỏ kỳ thị về bệnh lao. Sự phối hợp giữa các cơ quan y tế, tổ chức đoàn thể, trường học, doanh nghiệp... đang tạo nên một mạng lưới đa chiều, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế thuận lợi hơn.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
03/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
02/04/2025
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành hệ thống y tế, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế số hiện đại, ngành Y tế tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy tại các cơ sở y tế. Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025 đạt 100% cơ sở y tế công lập triển khai thực hiện bệnh án điện tử kết nối, liên thông dữ liệu.
31/03/2025
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bố trí khu vực điều trị sởi, hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm.
30/03/2025
Tỉnh Bình Dương đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi vào đầu năm nay, dù ngành y tế địa phương đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng để phòng ngừa song người dân vẫn còn lơ là, chủ quan.
30/03/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
30/03/2025
Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn ngành đã ghi nhận hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi, phủ trên 30/30 quận, huyện, thị xã.
29/03/2025
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
29/03/2025
Ung thư vòm hầu là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Vì vậy, việc tầm soát và điều trị sớm vô cùng cần thiết.
27/03/2025
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…
27/03/2025
QC2
Đang online: 35
Tổng truy cập: 296.030
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp