Làm gì để người Việt không bị 'đói' vi chất dinh dưỡng?

11/10/2024 79 lượt xem
A A- A+

Theo thống kê, chỉ khoảng 27% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tương tự, tình trạng thiếu sắt, kẽm, vitamin A cũng khá phổ biến. Theo các chuyên gia, việc thiếu hụt các vi chất gây nhiều hệ luỵ sức khoẻ trẻ em, phụ nữ mang thai...

Sáng nay - 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Làm gì để người Việt không bị ''đói'' vi chất dinh dưỡng?- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khi chủ trì hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Thiếu vi chất dinh dưỡng - nạn 'đói' tiềm ẩn

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, thiếu vi chất dinh dưỡng diễn ra một cách từ từ, âm thầm, dần dần mới biểu hiện ra ngoài.

"Vì thế, nó còn được gọi là nạn đói tiềm ẩn, là vấn đề chúng ta cần quan tâm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người. Qua đánh giá, việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể khắc phục hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế để tăng cường iốt, sắt, kẽm, và vitamin khác"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Sau 7 năm thực hiện Nghị định 09, kết quả điều tra dinh dưỡng cho thấy tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng vẫn còn cao. Trong quá trình tổ chức thực hiện, theo đề nghị của một số doanh nghiệp, năm 2018, Nghị quyết 19 được ban hành theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất này vào các sản phẩm.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, thực tế lượng vi chất iốt, kẽm, sắt, vitamin A vẫn thiếu hụt trong cộng đồng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam vẫn đứng trong nhóm 26 nước còn thiếu hụt iốt.

"Chúng ta cần biện pháp can thiệp ở cộng đồng để đảm bảo người dân Việt không bị thiếu hụt vi chất. Vì thế, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 để phù hợp với thực tiễn Việt Nam"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Làm gì để người Việt không bị ''đói'' vi chất dinh dưỡng?- Ảnh 2.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đinh Thị Thu Thuỷ phát biểu.

TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đánh giá, tại Việt Nam, tình trạng thiếu iốt, sắt, kẽm, vitamin A còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Số lượng doanh nghiệp tuân thủ việc bổ sung iốt vào muối ăn, vitamin A vào dầu và sắt, kẽm vào bột mì đã giảm sau khi có Nghị quyết 19.

Cụ thể, khảo sát cho thấy giá trị trung vị iốt niệu ở trẻ em miền núi, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai đều không đạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đặc biệt, con số này ở phụ nữ mang thai chỉ đạt gần một nửa so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Ngoài ra, tỷ lệ hộ gia đình được bao phủ muối iốt tiêu chuẩn chỉ 27%, trong khi yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới là trên 90%. Tương tự, chúng ta đang ở mức độ khá nặng về thiếu kẽm, vitamin A trên quần thể.

"Chúng ta phải tiếp tục theo dõi, làm các biện pháp để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Trong việc thực hiện bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, chúng ta vẫn như đang đứng yên trong khi thế giới di chuyển theo hướng bắt buộc tăng cường vi chất vào thực phẩm"- Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh.

Làm gì để người Việt không bị ''đói'' vi chất dinh dưỡng?- Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Chuyên gia khuyến nghị gì về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Việt Nam?

TS Roland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, tình trạng thiếu iốt, sắt, kẽm… ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, bà mẹ, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Iốt là nguyên nhân đáng kể gây suy giảm trí tuệ ở trẻ, nó cũng liên quan đến các nguy cơ sức khỏe khác như thai chết lưu, sảy thai ở phụ nữ.

Thiếu sắt khiến thai nhi phát triển kém, thiếu kẽm sẽ gây suy yếu sự phát triển và tăng tỷ lệ mắc, nguy cơ mắc tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính và tử vong ở trẻ em.

Theo chuyên gia của UNICEF, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đang thực hiện tại 10 nước ASEAN. Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đã thể hiện cam kết tăng cường vi chất dinh dưỡng bắt buộc trên diện rộng vào thực phẩm. 2 thập kỷ trước Việt Nam đã kiểm soát thành công hiệu quả tăng cường iốt thông qua bổ sung iốt vào muối và thực phẩm.

Làm gì để người Việt không bị ''đói'' vi chất dinh dưỡng?- Ảnh 4.

TS Roland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đang thực hiện tại 10 nước ASEAN.

Nhưng hiện nay Việt Nam đang là 1 trong 20 quốc gia thiếu hụt iốt trong nhóm ưu tiên như phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, trẻ trong độ tuổi đi học. Chỉ 27% gia đình ở Việt Nam bổ sung iốt trong bữa ăn theo khuyến cáo về dinh dưỡng trong thực phẩm. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo thực hành bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là cần thiết.

"Tại Việt Nam, cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn.

Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam"- TS Roland Kupka nhấn mạnh.

Làm gì để người Việt không bị ''đói'' vi chất dinh dưỡng?- Ảnh 5.

Tình trạng thiếu iốt, sắt, kẽm… ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, bà mẹ, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ...

Tại hội thảo, chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia đề nghị dự thảo sửa đổi Nghị định 09 không thay đổi khoản 1 điều 6, cần phải tiếp tục thực hiện tăng cường iốt trong muối dùng để ăn trực tiếp và muối dùng trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A vào dầu ăn để đảm bảo phòng chống thiếu hụt vi chất trên cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Luyện tập thể thao rất hữu ích, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.
08/04/2025
Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.
08/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
03/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
02/04/2025
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành hệ thống y tế, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế số hiện đại, ngành Y tế tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy tại các cơ sở y tế. Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025 đạt 100% cơ sở y tế công lập triển khai thực hiện bệnh án điện tử kết nối, liên thông dữ liệu.
31/03/2025
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bố trí khu vực điều trị sởi, hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm.
30/03/2025
Tỉnh Bình Dương đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi vào đầu năm nay, dù ngành y tế địa phương đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng để phòng ngừa song người dân vẫn còn lơ là, chủ quan.
30/03/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
30/03/2025
Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn ngành đã ghi nhận hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi, phủ trên 30/30 quận, huyện, thị xã.
29/03/2025
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
29/03/2025
QC2
Đang online: 29
Tổng truy cập: 301.254
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp