Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc

04/12/2024 26 lượt xem
A A- A+

Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.

Trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã có triệu chứng sốt xuất huyết

'Bệnh sốt xuất huyết không đơn giản để kiểm soát, do chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt bệnh lây truyền qua vector là muỗi vằn nên từ trước đến nay trong công tác phòng chống dịch, chúng tôi rất quan tâm đến bệnh sốt xuất huyết'.

TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?" do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức chiều 3/12 tại Hà Nội.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc- Ảnh 1.

Các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?"

Theo TS Đức, trong một hệ sinh thái từ trước đến nay loài người chưa lần nào tiêu diệt được một loài, nên trước đây bọ gậy, muỗi chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau đó ở các vùng đô thị hóa còn 11 tỉnh miền núi phía bắc chưa bao giờ có ca sốt xuất huyết nào. Nhưng bây giờ muỗi vằn sốt xuất huyết đã di chuyển theo hệ thống giao thông, đô thị hóa của các tỉnh, sốt xuất huyết đã lên đến các tỉnh miền núi phía bắc.

Trong năm 2023 ở Hà Nội có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và chưa bao giờ Hà Nội có ca mắc nhiều như vậy. Năm nay, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 7.000 trường hợp mắc.

Theo ông Đức, trước đây, chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ yếu dùng mạng lưới cộng tác viên ở thôn, bản, xã để truyền thông, hướng dẫn cho người dân loại bỏ loăng quăng, bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà.

Chia sẻ thêm, PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho hay: 'Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cho Việt Nam chúng ta hơn 40 năm qua, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ. Trong hơn 30 năm làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi được may mắn tham gia vào Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết. Đặc biệt, Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và gần đây là Nhi đồng Thành phố cùng với Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM phụ trách công tác điều trị và huấn luyện cho các tỉnh ở phía nam về sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em'.

Ông Hùng cũng thông tin thêm: Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt xuất huyết ở miền Nam khác miền Bắc. Gần như là tất cả các lứa tuổi mắc sốt xuất huyết.

"Chúng tôi gặp những ca trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã có triệu chứng sốt xuất huyết do người mẹ bị nhiễm sốt xuất huyết trong lúc mang thai, trong lúc đang sinh. Và cho đến giờ, chúng ta phát hiện là ở miền Nam chiếm 60-70 % là trẻ dưới 15 tuổi bị sốt xuất huyết.

Ngược lại, ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc người lớn chiếm số lượng nhiều. Như vậy, có thể nói là tất cả người dân ai cũng có thể bị sốt xuất huyết - từ trẻ em cho đến người lớn. Đặc biệt, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh, tim bẩm sinh, thiếu máu, hen suyễn… hoặc là người lớn suy thận là những nhóm đối tượng nguy cơ rất cao"- PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng nói.

'Khi có vaccine, chúng ta có một trong những vũ khí hiệu quả để phòng chống sốt xuất huyết'

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc- Ảnh 2.

 

TS.BS Hoàng Minh Đức cho hay: Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay trong 40 năm qua thế giới đã rất cố gắng để có phương pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà vũ khí hiệu quả nhất chính là vaccine. Trước đây chúng ta phải dùng phương pháp cổ truyền là tiêu diệt vector trung gian truyền bệnh. Tuy nhiên, việc tiêu diệt vector là tác nhân trung gian khó vì thế vẫn có khoảng trống trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Tại tọa đàm, ông Đức thông tin mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn. Cách đây 7 năm, chúng tôi đã có một nghiên cứu đánh giá về tài chính cho công tác phòng chống sốt xuất huyết. Theo đó, mỗi người nhập viện tốn từ 6-10 triệu đồng, cộng với mỗi người nhập viện cần một số người nhà đi theo chăm sóc, tạo ra gánh nặng về kinh tế- xã hội rất lớn.

"Từ trước tới nay chúng tôi vẫn biết vaccine là vũ khí hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là công tác phòng chống dịch. Trong 58 bệnh truyền nhiễm, hiện có hơn 40 bệnh có vaccine. Vaccine sốt xuất huyết được cấp phép vào tháng 5/2024. Khi có vaccine, chúng ta có một trong những vũ khí hiệu quả"- TS Hoàng Minh Đức nói.

Đồng quan điểm, chuyên gia phòng chống sốt xuất huyết, GS.TS Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho rằng: Có được vaccine sốt xuất huyết là niềm vui của nhân loại. Đó là thành công của nhân loại cũng như là một tiến bộ khoa học mà tất cả mọi người dân, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới, đang mong đợi.

Tuy nhiên chuyên gia cũng cho rằng phòng chống sốt xuất huyết truyền thống là diệt muỗi truyền bệnh - diệt vector và bây giờ chúng ta có thêm vũ khí mới là vaccine. Nếu chỉ sử dụng vaccine không thì không thể ngăn ngừa bệnh toàn diện bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy. Vì vậy, ngoài tiêm vaccine thì vẫn phải song song với biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi sử dụng vaccine.

GS.TS Vũ Sinh Nam cho biết thêm, Chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới cũng hướng dẫn ngoài việc sử dụng vaccine thì không thể lơ là công tác phòng, chống vector. Điều này cũng thể hiện ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Mặc dù đã áp dụng vaccine nhưng vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp diệt vector để đảm bảo tính bền vững của vaccine.

Trong đó, cần giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để sử dụng vaccine nhưng đồng thời tích cực tham gia chủ động loại bỏ dụng cụ phế thải, diệt loăng quăng, muỗi ở hộ gia đình để đảm bảo việc phòng chống có hiệu quả lâu dài.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Uống không đủ nước; chế độ ăn uống dư thừa đạm; tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt,… là một trong những thói quen xấu dẫn đến suy thận.
14/12/2024
Kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh, Công ty TNHH sản xuất dược mỹ phẩm Nhật Hàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. Đồng thời, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 19.1.2025 .
14/12/2024
Liên quan đến dịch bệnh 'bí ẩn' tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...
12/12/2024
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 12.12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.
12/12/2024
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến mọi người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết và nhiễm khuẩn.
12/12/2024
Ngày 11/12, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) đón nhận chứng nhận vàng về điều trị suy tim của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA). Đây là bệnh viện đa khoa đầu tiên ở nước ta đạt chứng nhận này.
11/12/2024
Chiều và đêm ngày 11/12 Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của một đợt gió mùa đông Bắc. Sau đó, từ ngày 12 đến 14/12 liên tiếp có không khí lạnh tăng cường, trên nền nhiệt Bắc bộ giảm sâu gây ra một đợt rét đậm, rét hại cho toàn miền Bắc.
10/12/2024
Chiều 6/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường ký ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế.
09/12/2024
Hôm nay miền Bắc tiếp tục chìm trong khối khí lạnh, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi 11-13 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
09/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
Bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não đầu tiên năm nay đã 59 tuổi. "Tôi không thể tin mình sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, sau lần đã kề cửa tử vì tình trạng suy gan giai đoạn cuối", ông nói.
03/12/2024
QC2
Đang online: 39
Tổng truy cập: 177.618
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp