Mối nguy hiểm từ “trào lưu” lọc máu ngừa đột quỵ, tim mạch

18/03/2025 46 lượt xem
A A- A+

Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền trào lưu đi lọc máu để loại bỏ mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, việc tự ý thực hiện lọc máu khi không có chỉ định y khoa có thể khiến người dân rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.

BSCKII. Nguyễn Đình Việt – Trưởng Khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khẳng định, không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Trong đó, một số cơ sở không có chuyên môn đã quảng cáo sai sự thật về lợi ích của lọc máu trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Điều này có thể gây hiểu nhầm nghiêm trọng và khiến người dân bỏ qua những biện pháp phòng bệnh khoa học, đồng thời có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện lọc máu không cần thiết.

Các bệnh lý tim mạch và đột quỵ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá và lối sống thiếu khoa học. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người dân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thường xuyên tập thể dục và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

loc-mau-e1551165724827.jpg

Ảnh minh họa

Theo BS.CKII Thiều Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Thận – Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, lọc máu là phương pháp điều trị dành cho người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, khi thận không còn chức năng lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh được chỉ định lọc máu trong các trường hợp người bệnh bị suy thận cấp, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng,…

Bên cạnh đó, lọc máu là phương pháp điều trị xâm lấn, quá trình loại bỏ các chất cặn, chất độc hại và chất thải khỏi máu. Khi điều trị bằng phương pháp này có thể gặp một số biến chứng như: Hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chuột rút, đau ngực, đau thắt lưng, ngứa, sốt, nhiễm trùng…

Một số biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng như: Hội chứng mất cân bằng, phản ứng với màng lọc, rối loạn nhịp tim, chảy máu nội sọ, co giật, tan máu, thuyên tắc khí… Vì vậy, việc tự ý lọc máu mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt khi thực hiện tại các cơ sở không đảm bảo có thể gây ra những hậu quả khó lường, nhẹ là “Tiền mất tật mang”, nặng hơn nếu gặp biến chứng và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

loc-mau-3-768x768.jpg

Bệnh nhân được điều trị lọc máu tại bệnh viện (Ảnh: BVCC)

BS.CKII Thiều Thị Thanh Thủy cho biết thêm, lọc máu là kỹ thuật cao, phải được thực hiện ở các đơn vị chuyên môn, có cơ sở vật chất đảm bảo, trang thiết bị chuyên dụng. Quy trình lọc máu đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi sát sao, đảm bảo môi trường vô khuẩn vì đây là một quy trình khép kín: Máu được lấy từ cơ thể để lọc chất độc, sau đó lại được đưa trở lại vào cơ thể.

Do đó, đơn vị lọc máu ở các bệnh viện đều thuộc khoa chăm sóc đặc biệt hoặc trung tâm lọc máu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của kỹ thuật này. Bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về lọc máu ngoài cơ thể, hồi sức cấp cứu để hạn chế các biến chứng như nhiễm trùng, tai biến, co giật, rối loạn điện giải gây yếu liệt cơ…

Theo các chuyên gia, lọc máu sai chỉ định, thực hiện ở cơ sở không an toàn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo viêm gan B, C…, phản ứng với thành phần của dịch lọc, màng lọc hoặc các chế phẩm của máu sau khi đưa vào cơ thể, dẫn tới sốc phản vệ, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Trước thực trạng trào lưu nguy hiểm này, bác sĩ khuyến cáo người dân:

- Không tự ý thực hiện lọc máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

- Cảnh giác với các quảng cáo không có cơ sở khoa học về lọc máu “thanh lọc cơ thể”, “giảm mỡ máu” hay “ngăn ngừa đột quỵ”.

- Để phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp, đường huyết và cholesterol.

- Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
03/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
02/04/2025
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành hệ thống y tế, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế số hiện đại, ngành Y tế tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy tại các cơ sở y tế. Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025 đạt 100% cơ sở y tế công lập triển khai thực hiện bệnh án điện tử kết nối, liên thông dữ liệu.
31/03/2025
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bố trí khu vực điều trị sởi, hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm.
30/03/2025
Tỉnh Bình Dương đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi vào đầu năm nay, dù ngành y tế địa phương đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng để phòng ngừa song người dân vẫn còn lơ là, chủ quan.
30/03/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
30/03/2025
Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn ngành đã ghi nhận hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi, phủ trên 30/30 quận, huyện, thị xã.
29/03/2025
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
29/03/2025
Ung thư vòm hầu là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Vì vậy, việc tầm soát và điều trị sớm vô cùng cần thiết.
27/03/2025
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…
27/03/2025
QC2
Đang online: 32
Tổng truy cập: 295.984
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp