Nguy cơ ca mắc sởi tiếp tục gia tăng, cần biết 10 thông điệp phòng bệnh của Bộ Y tế

20/03/2025 53 lượt xem
A A- A+

Ngày 20/3, Bộ Y tế cho biết, bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Nguy cơ ca mắc sởi tiếp tục gia tăng

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Trong phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vaccine phòng bệnh từ lâu ( sởi, ho gà...) có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.

Nguy cơ ca mắc sởi tiếp tục gia tăng, cần biết 10 thông điệp phòng bệnh của Bộ Y tế- Ảnh 2.

 

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Ảnh: Hoàng Dũng

Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế và các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp là những khu vực dễ bùng phát dịch nhất.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên bảo đảm nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, đặc biệt là với các đối tượng trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine, phải hoàn thành trong tháng 3/2025.

"Các địa phương cũng cần tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ và chủ động phòng ngừa bệnh sởi. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố rà soát các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp để tổ chức tiêm bù, tiêm vét và bảo đảm không để dịch bệnh lây lan rộng. Các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng vật tư y tế, dự trữ thuốc, phòng chống lây nhiễm chéo sởi tại các cơ sở y tế", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyên về công tác phòng chống dịch bệnh sởi

Bộ Y tế cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu vaccine tiêm chủng chiến dịch và đã tổng hợp nhu cầu của các địa phương.

Trong đó nhu cầu vaccine của 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố đã hoàn thành các chiến dịch năm 2024-2025) ước khoảng 200.000 liều cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi, 900.000 liều cho trẻ 1-10 tuổi.

Căn cứ nhu cầu đề xuất của địa phương, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2. Như vậy đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm đủ mũi và tiêm chủng chiến dịch (9 tỉnh, thành phố đã hoàn thành các chiến dịch, 54 tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai).

Về nguồn cung ứng vaccine, Bộ Y tế cho biết đã huy động viện trợ từ VNVC 500.000 liều vaccine sởi (200.000 liều vaccine cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi, 300.000 liều vaccine cho nhóm trẻ từ 6-10 tuổi) để triển khai chiến dịch.

Đồng thời, đối với nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi sẽ được tiêm bù mũi sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025 của Bộ Y tế (khoảng 500.000 liều).

Bộ Y tế ngày 19/3 cũng đã có quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra đôn đốc phòng chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống bệnh sởi.

Nguy cơ ca mắc sởi tiếp tục gia tăng, cần biết 10 thông điệp phòng bệnh của Bộ Y tế- Ảnh 3.

Khuyến cáo phòng chống bệnh sởi của Bộ Y tế. Nguồn Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TW

 

10 thông điệp phòng chống bệnh sởi của Bộ Y tế

1. Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm và dễ gây thành dịch.

2. Khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

3. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.

4. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi.

5. Hãy đưa trẻ em đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi 2 vaccine sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

6. Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh Sởi cho trẻ từ 6-9 tháng, 1-10 tuổi tuổi nhằm mục đích phòng tránh bệnh sởi và các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

7. Trẻ bị chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng sởi trong tiêm chủng thường xuyên, nhất là ở các vùng dân cư tạm trú, di biến động, vùng sâu, vùng xa... cần được tiêm chủng trong chiếm dịch tiêm chủng vaccine sởi.

8. Các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng của y tế địa phương.

9. Vaccine phòng bệnh sởi là vaccine an toàn, hiệu quả; sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

10. Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có biểu hiện khác thường như sốt cao > 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở hay bú kém, bỏ bú sau khi tiêm chủng.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp và phân cấp trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
16/06/2025
SKĐS - Từ năm 2025, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng nhiều quy định mới có lợi khi khám chữa bệnh. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
06/06/2025
Cùng với thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
22/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
12/05/2025
Theo Bệnh viện K, chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng trực tiếp nấm linh chi trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá một cách toàn diện tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư.
12/05/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
29/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
28/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.
25/04/2025
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
25/04/2025
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
23/04/2025
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
23/04/2025
QC2
Đang online: 29
Tổng truy cập: 478.772
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp