Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

05/11/2024 38 lượt xem
A A- A+

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

pct-hai-762.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các nội dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 69 lượt ý kiến phát biểu. Các ý kiến thảo luận đã được tổng hợp gửi đến các đại biểu Quốc hội và cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận vào các nội dung đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội và các gợi ý thảo luận của các cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị; tập trung vào các thách thức cần vượt qua, bất cập, khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để bảo đảm cân đối ngân sách, hoàn thành nhiệm vụ thu – chi ngân sách, chi thường xuyên, chi đầu tư trong năm 2024; xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Các đại biểu cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính và các quỹ tài chính ngoài ngân sách năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025; các bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch. Đồng thời, cho ý kiến về sự cần thiết, căn cứ pháp lý, tính phù hợp, hiệu quả của các nội dung Chính phủ trình; đề nghị điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ dành nửa ngày để thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2024, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2025 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Tại phiên họp, thành viên Chính phủ sẽ tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận

Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027, năm 2024, thực hiện thu ngân sách trong 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023. Cả năm ước đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, vượt 172,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so dự toán; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 16,5% GDP dự toán, trong đó từ thuế, phí đạt 13,1% GDP.

Chính phủ đánh giá, các lĩnh vực thu ngân sách nhà nước đều cơ bản ước đạt và vượt dự toán giao. Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.572,7 nghìn tỷ đồng, vượt 8,9% so dự toán; Thu từ dầu thô đạt 59,3 nghìn tỷ đồng, vượt 28,9% so dự toán; Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 235,2 nghìn tỷ đồng, vượt 15,3% so dự toán. Số thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 189,6 nghìn tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Về chi ngân sách nhà nước, thực hiện 9 tháng đạt 59,3%; ước cả năm đạt 2.281,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so dự toán, chủ yếu từ nguồn ước vượt dự toán thu.

Với kết quả thu, chi ngân sách như trên, dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP. Ước bội chi cả năm khoảng 389,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so dự toán.

Về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Chính phủ dự kiến thu ngân sách nhà nước trong năm 2025 là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán năm 2024 và tăng 5% so với ước thực hiện năm 2024, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 16% GDP. Mức dự toán nêu trên được đánh giá là tích cực, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.

Dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2025 là 471,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,8% GDP. Đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ công khoảng 36 - 37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 34 - 35% GDP, trong phạm vi được Quốc hội cho phép.

Về dự toán chi ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Chính phủ dự kiến bố trí đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bố trí tăng chi đầu tư phát triển ở mức tích cực; bố trí chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn; dự toán chi dự phòng, dự trữ quốc gia ở mức hợp lý để kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội.
29/11/2024
Chiều nay (27/11), với đại đa số ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
27/11/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự thảo Luật Việc làm sửa đổi tiếp tục được hoàn thiện góp phần xây dựng khung pháp lý để tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và tăng năng suất lao động.
27/11/2024
Bộ Y tế hướng dẫn xác định số ngày giường, áp dụng mức giá và thanh toán tiền ngày giường giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
25/11/2024
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, nếu cùng một thời điểm phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thanh toán 1/2 mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tương ứng...
25/11/2024
DSCKII Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua chiều nay - 21/11 có 7 nhóm điểm mới.
22/11/2024
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua; trong đó quy định nhiều điểm mới trong kinh doanh thuốc trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
21/11/2024
Với đại đa số ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
21/11/2024
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 990 dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập, trong số này nhóm dịch vụ về phòng chống bệnh truyền nhiễm chiếm nhiều nhất với 314 dịch vụ...
21/11/2024
Vào 14h ngày 21/11, các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử để thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
21/11/2024
Theo Thông tư mới nhất của Bộ Y tế, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật...
19/11/2024
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
05/11/2024
QC2
Đang online: 38
Tổng truy cập: 177.657
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp