"Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao"

27/11/2024 27 lượt xem
A A- A+

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự thảo Luật Việc làm sửa đổi tiếp tục được hoàn thiện góp phần xây dựng khung pháp lý để tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và tăng năng suất lao động.

Nhìn nhận một cách nghiêm túc về những thách thức

Giải trình trước những ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khái quát, việc làm chịu tác động trước nhiều hệ thống pháp luật, chính sách, đặc biệt từ các chế định về kinh tế, đầu tư, tín dụng, thuế doanh nghiệp, hợp tác xã đến các quy định pháp luật về giáo dục, bảo hiểm xã hội, tiền lương…

Đặt trong bối cảnh chung hiện nay, Bộ trưởng cho biết, các xu hướng mới như việc làm xanhviệc làm số, tác động của trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng, thích ứng già hóa dân số đang có sự tác động đa dạng, dẫn đến nhiều thay đổi.

Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao - 1

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: QH).

Trước những biến đổi khó lường từ thực tiễn trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng chúng ta phải vừa rà soát, vừa bổ sung và phải dự lượng những vấn đề mới.

"Từ thực tế đó, chúng ta đưa ra những vấn đề có tính chất vượt trội để hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thúc đẩy xây dựng thị trường lao động đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, bền vững và hội nhập", Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng nhấn mạnh trọng tâm của việc sửa Luật Việc làm là tạo ra việc làm đẩy đủ, chất lượng cao và nâng cao năng suất lao động.

Trong sửa đổi Luật lần này, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội bày tỏ quan điểm trong việc đặt vấn đề và nhìn nhận một cách nghiêm túc về khó khăn, thách thức của lao động Việt Nam.

Trước hết, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ rõ, trong 10 năm qua, Luật Việc làm đã có những quy định không còn phù hợp. Hiện nay, nước ta thiếu cơ chế để phát huy đa dạng nguồn lực xã hội và thúc đẩy giải quyết việc làm.

Vì vậy trong những năm qua mặc dù có tiến bộ, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung chậm. Lao động phi chính thức cùng điều kiện thụ hưởng còn thấp, rủi ro và thiếu bền vững.

Cùng với đó, các chế định tham gia hỗ trợ việc làm còn nhiều bất cập. Nhìn chung, thị trường còn manh mún và thiếu liên thông.

Bộ trưởng còn chỉ rõ đào tạo nhân lực thiếu đột phá mạnh, nhất là ở nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, chính sách đầu tư chưa tương xứng cho nhân lực chất lượng cao, các ngành nghề mới, kỹ năng mới phục vụ cho phát triển nhanh của đất nước.

Xây dựng khung pháp lý tạo việc làm đầy đủ, chất lượng

Cùng với sự góp ý của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết dự thảo Luật tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bổ sung, làm rõ hơn để góp phần quản trị, xây dựng khung pháp lý tạo việc làm đẩy đủ, chất lượng, tăng năng suất lao động cao.

Trong quá trình thúc đẩy tạo việc làm đầy đủ, chất lượng, vị trưởng ngành cho rằng sẽ tập trung vào vấn đề nguyên tắc, gốc là thúc đẩy kinh tế xã hội để giải quyết, gia tăng việc làm, giải quyết xung đột trong việc làm, cải thiện hệ thống hỗ trợ việc làm, dịch vụ công về việc làm, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và cương quyết xóa bỏ thể chế bất bình đẳng trong việc làm.

Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao - 2

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: QH).

"Từ đó, dự thảo Luật sẽ cải thiện đời sống an sinh xã hội, thúc đẩy tạo việc làm, việc làm chất lượng cao. Trong đó, nhà nước, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, người lao động giữ vai trò chủ động trong công việc", Bộ trưởng khẳng định.

Điều này cũng kích hoạt các nguồn lực của xã hội, sự tham gia của cả xã hội và tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội.

Về năng suất lao động đặt trong bối cảnh thị trường biến đổi đa dạng, phức tạp như hiện nay, Bộ trưởng gợi mở phải thích ứng nhanh với xu hướng phòng ngừa già hóa dân số, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu, tác động nhanh của khoa học công nghệ.

Điều này vừa tận dụng lợi thế, nhưng cần phòng ngừa, hạn chế tất cả rủi ro, thách thức. Nhờ đó, một mặt giúp nước ta nâng cao năng suất lao động, nhưng cũng hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố việc làm, năng suất lao động.

Xây dựng chính sách mở, dễ thích ứng

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khái quát 4 yếu tố mà Việt Nam đang phụ thuộc như: Mức độ thay đổi và loại hình công nghệ; Trình độ kỹ năng lao động; Chính sách quốc gia áp dụng hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động.

Bên cạnh đó, yếu tố thứ tư được Bộ trưởng phân tích từ nghiên cứu, dự báo của các nhà khoa học đối với Việt Nam.

Cụ thể, trong các yếu tố đổi mới sáng tạo, gia tăng phát minh, sáng kiến thì việc tác động của trí tuệ nhất tạo, nhất là tiếp xúc AI chiếm lần lượt là 40%, 26%. Như vậy, số việc làm sẽ bị đe dọa khoảng 14% và 32% việc làm có nguy cơ thay đổi.

Trong bối cảnh đó chắc chắn sẽ gia tăng hệ số phân hóa giàu nghèo. 

Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao - 3

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: QH).

Nhìn trong tổng thể các yếu tố chi phối trên, Bộ trưởng khẳng định, khó có thể chi tiết hóa tất cả các chính sách để quy định khung chính sách trong luật này, mà đòi hỏi chỉ xây dựng khung chính sách có tính chất mở, dễ điều chỉnh, dễ thích ứng trong từng thời gian.

Để giải quyết được bài toán này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết cần tập trung những vấn đề cơ bản như mở cửa tiếp cận kỹ năng cho tất cả mọi người, nhất là tiếp cận rộng rãi về giáo dục đào tạo, học suốt đời, tư vấn đào tạo kỹ năng thích ứng cho người Việt.

Tiếp nữa, cần hoàn thiện thị trường lao động toàn diện, thích ứng và bền vững. Dự luật phải giải quyết tình trạng bất ổn phi chính thức trên thị trường lao động, đồng thời cải thiện chất lượng việc làm, thúc đẩy sự gia tăng, năng động của doanh nghiệp, sự lan tỏa của công nghệ, hạn chế tác động của mặt trái của thị trường.

Trong bối cảnh tốc độ tăng năng suất lao động của thế giới đang suy giảm, theo Bộ trưởng, khi sửa Luật phải tập trung lấy người lao động, việc làm là trọng tâm của tăng năng suất lao động bền vững.

"Mỗi đối tượng, nhóm tuổi cần những chính sách phù hợp như có đối tượng sẽ khai thác, có nhóm cần phải phát huy và có đối tượng vừa bồi dưỡng và sử dụng", Bộ trưởng gợi mở.

Trong bối cảnh già hóa dân số, không để giảm đi khả năng đổi mới sáng tạo, động lực tăng trưởng, tăng năng suất lao động.

Bộ trưởng khẳng định, dự thảo Luật Việc làm là dự luật phức tạp. Lao động là một thị trường trong phát triển kinh tế xã hội. Qua thảo luận hôm nay, các cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp, nghiên cứu, bổ sung, đánh giá, tiếp thu ý kiến đại biểu để tiếp tục hoàn thiện.

Bởi rộng hơn, Việt Nam đã cam kết với quốc tế là một trong các nước sáng lập viên trong G20 về Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, việc làm bền vững và an sinh xã hội thỏa đáng.

"Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để xây dựng chính sách xã hội từ ổn định, đảm bảo sang đảm bảo và phát triển đến giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045. Chúng tôi hi vọng Luật Việc làm tiếp tục có những đổi mới góp phần trong sự nghiệp an sinh xã hội", Bộ trưởng kỳ vọng.

Theo Dân Trí

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội.
29/11/2024
Chiều nay (27/11), với đại đa số ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
27/11/2024
Bộ Y tế hướng dẫn xác định số ngày giường, áp dụng mức giá và thanh toán tiền ngày giường giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
25/11/2024
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, nếu cùng một thời điểm phải nằm ghép 02 người/01 giường thì chỉ được thanh toán 1/2 mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tương ứng...
25/11/2024
DSCKII Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua chiều nay - 21/11 có 7 nhóm điểm mới.
22/11/2024
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua; trong đó quy định nhiều điểm mới trong kinh doanh thuốc trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
21/11/2024
Với đại đa số ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
21/11/2024
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 990 dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập, trong số này nhóm dịch vụ về phòng chống bệnh truyền nhiễm chiếm nhiều nhất với 314 dịch vụ...
21/11/2024
Vào 14h ngày 21/11, các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử để thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
21/11/2024
Theo Thông tư mới nhất của Bộ Y tế, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật...
19/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.
05/11/2024
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
05/11/2024
QC2
Đang online: 52
Tổng truy cập: 177.744
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp