Tăng thuế thuốc lá bằng khuyến nghị của WHO để làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe

08/11/2024 20 lượt xem
A A- A+

Chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm bởi hút thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm, chiếm 1,14% GDP. Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại.

ThS Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết những thông tin trên tại hội thảo "Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW tổ chức hôm nay - 7/11 tại Hà Nội.

Tăng thuế thuốc lá bằng khuyến nghị của WHO để làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe- Ảnh 1.

ThS Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Cũng theo ThS Hải, tại Việt Nam, theo ước tính số tiền bỏ ra mua thuốc lá lên đến 49.000 tỷ VNĐ/năm (từ nguồn dữ liệu của nghiên cứu PGATS 2020).

Việc hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên đang gia tăng như một "nạn dịch" mà hoàn toàn chúng ta có thể ngăn ngừa được. Hiện thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ sản phẩm thuốc lá của Việt Nam chỉ chiếm 38,8%, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thấp là 70-75% giá bán lẻ.

Do đó, việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, trước hết là trong thanh thiếu niên và người nghèo, bên cạnh đó việc tăng thuế thuốc lá cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW cho biết, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam xếp hạng thứ 15 về mức độ tiêu thụ thuốc lá với khoảng 15,3 triệu người hút thuốc trực tiếp. Đồng thời, hàng triệu người khác cũng phải chịu ảnh hưởng từ khói thuốc thụ động, trong đó trẻ em và phụ nữ là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Những hệ lụy về sức khỏe và chi phí xã hội từ việc hút thuốc lá là vô cùng nghiêm trọng, gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế quốc gia. Ước tính mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này có thể lên tới 70 nghìn người vào năm 2030, theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này. Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.

Tăng thuế thuốc lá bằng khuyến nghị của WHO để làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe- Ảnh 2.

TS Trần Thị Hồng Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW

Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhằm tăng giá sản phẩm, từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của chính sách này, cần có sự đánh giá và phân tích toàn diện về tác động vi mô của thuế đối với người tiêu dùng và các nhóm dân cư khác nhau.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, thiết lập được mỗi liên hệ giữa thu thuế từ thuốc lá đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kênh tác động kinh tế vĩ mô nói riêng là một hướng đi quan trọng.

Riêng việc sử dung khoản chi ngân sách nhà nước cho các chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) từ gia tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giúp đưa ra những cân nhắc đa chiều hơn đối với các đề xuất về thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

Thông tin tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban - Ban Nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW cho biết, thuế thuốc lá ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Qua kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Philippine, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp và trẻ em.

Đồng thời thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp Chính phủ cải thiện nguồn thu ngân sách nói chung và từ đó có thể gia tăng đầu tư vào lĩnh vực khác...

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
04/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
Bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não đầu tiên năm nay đã 59 tuổi. "Tôi không thể tin mình sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, sau lần đã kề cửa tử vì tình trạng suy gan giai đoạn cuối", ông nói.
03/12/2024
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số trường hợp đột ngột ngã gục và tử vong khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm này được xác định là do đột quỵ.
02/12/2024
Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 thông tin, đã phối hợp với kíp trực thăng của Binh đoàn 18 đưa thành công một bệnh nhân nặng từ đảo Thổ Chu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) về đất liền để cấp cứu và điều trị.
02/12/2024
Đã có hơn 100 người mắc các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng 'Cô Ba' TP Vũng Tàu, Cục An toàn thực phẩm 'nhắc' Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm...
28/11/2024
Ngày 27.11, thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, một thanh niên 18 tuổi bị tai nạn giao thông dẫn đến chết não, đã được gia đình đồng ý hiến mô tạng để cứu 7 người ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế.
28/11/2024
Một số đơn vị, cá nhân tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo khi chưa được cấp phép, lấy danh nghĩa để cấp phát thuốc BHYT, lợi dụng để quảng cáo, lôi kéo bệnh nhân về khám, điều trị tại cơ sở của mình…
25/11/2024
Tránh ánh sáng mặt trời; chăm sóc mắt đúng cách; không hút thuốc lá,… là một trong những cách ngăn chặn quá trình lão hóa mắt.
25/11/2024
Các bác sĩ khuyến cáo với nhóm nguy cơ cao như viêm gan B mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ do rượu, gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa cần phải được kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng/1 lần để phát hiện bất thường và đưa ra phương án điều trị sớm.
24/11/2024
Sở Y tế TPHCM cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM đang tăng liên tục, ghi nhận 1 ca tử vong.
24/11/2024
QC2
Đang online: 32
Tổng truy cập: 167.563
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp