Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới

22/08/2024 50 lượt xem
A A- A+

Ngày 22/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới) tổ chức Phiên họp thứ tư dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới- Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: TTXVN

Cùng dự Phiên họp có các đồng chí: Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới.

Tham dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là Thường trực, ủy viên Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới.

Sau khi Bộ Chính trị có chủ trương tiến hành tổng kết 40 năm Đổi mới và Ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới, Cơ quan Hội đồng Lý luận Trung ương với vai trò là Cơ quan Thường trực của Đề án Tổng kết 40 năm Đổi mới đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng và các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan tích cực, chủ động triển khai các hoạt động tổng kết.

Dự thảo Báo cáo gồm 5 phần lớn: Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước tác động đến quá trình đổi mới 40 năm; sự phát triển nhận thức lý luận của Đảng qua 40 năm đổi mới; những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam; khái quát chung, vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình, đề xuất, quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận tại Phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các thành viên Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới, sau Phiên họp Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới lần 3, trên cơ sở 47 Báo cáo chuyên đề, 8 Báo cáo nội dung theo 6 Nhóm, cùng một số báo cáo của các tỉnh, thành ủy, kết quả bước đầu của các chương trình, đề tài cấp nhà nước và kế thừa kết quả của các lần tổng kết 20 năm, 30 năm; đã khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm Đổi mới ở Việt Nam.

Báo cáo Tổng kết 40 năm Đổi mới là đầu vào quan trọng cho việc xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng, trong đó có Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm. Xây dựng Dự thảo Báo cáo phải được thực hiện khẩn trương, khoa học với sự đầu tư rất lớn về công sức, trí tuệ mới có thể kịp chắt lọc đưa vào nội dung các văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới- Ảnh 2.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao nội dung đã được tổng kết, hệ thống với các kết quả nổi bật: Đã hệ thống làm rõ sự phát triển lý luận của Đảng ta về đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa qua 40 năm Đổi mới. Đánh giá, làm rõ thành tựu, hạn chế trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên 4 nhóm vấn đề lớn (Xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển văn hóa, xã hội và con người; quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh). Chỉ ra một cách khái quát bước phát triển quan trọng trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có việc đề xuất xác định mô hình chủ nghĩa xã hội gồm 3 trụ cột (Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền xã hội nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo); thành tựu có ý nghĩa lịch sử, những hạn chế, làm rõ những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm. Dự báo tương đối sát tình hình, đề xuất các mục tiêu, quan điểm, chỉ tiêu chủ yếu, định hướng nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Dự thảo báo cáo đã kiến nghị, đề xuất một số nội dung phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về hình thức và nội dung báo cáo. Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá chính xác kết quả đạt được, thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển của đất nước chưa được hoặc chậm được tháo gỡ, khắc phục; tiếp tục kiên định sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam là một công việc hệ trọng đối với công cuộc Đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Do đó, Báo cáo Tổng kết 40 năm Đổi mới sẽ tiếp tục hoàn thiện để trình Bộ Chính trị cho ý kiến, sau đó trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10./.

theo TTXVN

Nguồn: baochinhphu.vn 

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, sáng 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tỉnh cần quán triệt sâu sắc mục tiêu, định hướng phấn đấu đến năm 2030 trở thành "Tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước".
05/12/2024
Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
04/12/2024
Ngày 3.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
03/12/2024
Sáng 3.12, trong chương trình công tác tại phía Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và hệ thống giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
03/12/2024
Sáng 3.12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương và đoàn công tác Trung ương đã có cuộc làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
03/12/2024
Chiều nay (18/11), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội 14 của Đảng.
19/11/2024
Ngày 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (khóa XIII).
07/11/2024
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang khẳng định phải rèn quân để đến khi có tình huống là phải xử lý được, "quan điểm là nuôi quân ba năm và chỉ sử dụng một giờ".
06/11/2024
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
05/11/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Việc bố trí nguồn lực thỏa đáng là cần thiết để cụ thể hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
04/11/2024
"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10.
30/10/2024
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/10/2024
30/10/2024
QC2
Đang online: 30
Tổng truy cập: 167.578
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp