“Chìa khóa” gỡ điểm nghẽn thể chế

14/02/2025 36 lượt xem
A A- A+

Một cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch sẽ là nền tảng vững chắc để từng cán bộ, từng cấp chính quyền phát huy cao nhất sự chủ động, năng động, sáng tạo, đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

“Nhiều lúc tôi tự hỏi nhàn nhất chắc là ông chủ tịch thành phố vì quyết hết rồi, làm khác đi là vi phạm. Đất cũng xin cấp trên thì làm sao ông quyết định được đầu tư. Vậy hàng ngày ông làm việc gì, làm sao mà năng động, sáng tạo?” - Tổng Bí thư Tô Lâm nói trong phiên thảo luận tổ sáng qua của Quốc hội về dự luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Thực tế được Tổng Bí thư đề cập cũng đặt ra một yêu cầu cốt lõi trong việc sửa đổi hai đạo luật gốc về tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước tại Kỳ họp này của Quốc hội. Đó là: phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo không gian cho sự điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo của chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Cả hai dự luật được trình Quốc hội lần này đều được đánh giá là đã bám sát, tập trung thể chế hóa quan điểm của Trung ương về đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo phát triển và tăng cường kiểm tra, giám sát, theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; đồng thời tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quy định về phân cấp, phân quyền trong hai dự luật có thể xem là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhất để giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế. Bởi với thực tiễn cuộc sống vận động liên tục, nhanh chóng và khó lường như hiện nay, dù pháp luật được xây dựng kỹ lưỡng bao nhiêu cũng rất dễ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Nếu phân cấp và trao quyền không đủ rõ ràng, không đủ minh bạch thì các cấp thực thi khi gặp những quy định không phù hợp với thực tế hoặc những vấn đề mới phát sinh mà pháp luật chưa điều chỉnh thì sẽ liên tục phải đi hỏi ý kiến cấp trên. Nhưng ngay cả cấp trên cũng khó tránh được tình trạng “giữ an toàn” mà trả lời lòng vòng theo kiểu “thực hiện theo đúng pháp luật và quy định hiện hành và tự chịu trách nhiệm". Cấp dưới hỏi thì cấp trên trả lời không rõ nên không dám làm, còn cấp trên lại bảo đã trả lời mà cấp dưới không làm, cứ như vậy gây ra tình trạng chờ đợi nhau, đùn đẩy nhau, né tránh trách nhiệm. Hệ quả là công việc bị đình trệ, những ách tắc trong thực tế không thể giải quyết được, những cơ hội phát triển bị đánh mất. Thực tế vừa qua cho thấy, ngay cả ở những địa phương được Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để phát triển nhanh, đột phá nhưng Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực rồi địa phương vẫn không làm được vì chờ Chính phủ, bộ, ngành quy định chi tiết.

Tất nhiên, vẫn còn những vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện để cơ chế phân cấp, phân quyền thực sự là “chìa khóa” giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế. Trong đó, cần làm rõ hơn sự khác biệt giữa "phân quyền", "phân cấp", "ủy quyền"; quy định trong luật hoặc nghị định của Chính phủ về các loại nhiệm vụ có thể ủy quyền, các nhiệm vụ không được ủy quyền để tránh tình trạng lạm dụng; hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý khi vi phạm… Không chỉ hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) mà còn phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện trong các luật chuyên ngành tới đây để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, thông suốt của hệ thống pháp luật. Và đặc biệt, như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhiều lần nhấn mạnh, phải chọn cho được những cán bộ tinh hoa, người tài, người có đủ năng lực, phẩm chất, có khát vọng đổi mới, sẵn sàng phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân.

Một cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch sẽ là nền tảng vững chắc để từng cán bộ, từng cấp chính quyền phát huy cao nhất sự chủ động, năng động, sáng tạo, đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
09/08/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
03/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài với phía Hoa Kỳ, để thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
03/04/2025
Sáng 2.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban Trần Cẩm Tú chủ trì hội nghị.
02/04/2025
Sáng 2/4/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh" đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
02/04/2025
Rạng sáng 31.3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31.3 đến ngày 4.4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
31/03/2025
Ngày 30.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
31/03/2025
Ngày 29-3, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28-3-1930 / 28-3-2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 / 29-3-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm và trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng thành phố Đà Nẵng.
29/03/2025
Chỉ thị số 09/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ngày 21/3/2025 nêu rõ: Để tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cần phát huy vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế, đóng vai trò công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vị trí nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng.
27/03/2025
QC2
Đang online: 52
Tổng truy cập: 295.880
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp