Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo đà để nền kinh tế sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra

10/03/2025 40 lượt xem
A A- A+

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 10.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp này có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo đà phát triển để kinh tế nước ta sớm đạt được các mục tiêu đề ra.

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 3 dự án luật

Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là phiên họp đầu tiên được tiến hành với sự chuẩn bị của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ.

Trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 20 ngày kể từ khi Quốc hội thông qua các luật, nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, với tinh thần khẩn trương, cùng với việc kiện toàn nhân sự, ổn định tổ chức bộ máy ngay sau khi luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, các cơ quan đã tập trung cao độ, chủ động tổ chức triển khai công việc theo kế hoạch bảo đảm thông suốt, liên tục, nhất là đã kịp thời chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này.

tv2-4731.jpg

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Phiên họp dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 3 dự án luật trước khi đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (nếu cần thiết) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín sắp tới gồm: dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

"Trong bối cảnh chúng ta đang quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, nội dung quy định tại các dự án Luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể trở thành đòn bẩy, tạo đà phát triển để kinh tế nước ta sớm đạt được mục tiêu đề ra", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

tv3-7831.jpg

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về 5 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Chín tới, gồm: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

tv5-7954.jpg

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024; xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định về tiêu chuẩn “tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh” trong Luật Thi đua, khen thưởng; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2.2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiến hành tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV theo quy định tại Điều 12 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Có thể họp nhiều phiên giải quyết các công việc liên quan đến sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, thời gian tới, khối lượng công việc của các cơ quan của Quốc hội là rất lớn, yêu cầu cao hơn và trách nhiệm lớn hơn. Đặc biệt là các nhiệm vụ mới liên quan đến rà soát, nghiên cứu, sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan theo Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bên cạnh đó, khối lượng nhiệm vụ lập pháp và các công việc thường kỳ cũng rất lớn. Tính riêng các dự án đã có trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2025 đã có tới 11 dự án Luật sẽ được xem xét, thông qua và 16 dự án Luật được trình Quốc hội cho ý kiến, chưa bao gồm các luật cần sửa theo Kết luận 127 và các luật, nghị quyết khác Chính phủ dự kiến sẽ đề nghị bổ sung thêm.

z6391386744552-5e636a7f9c3d88be4f01e0879babac9a-2614.jpg

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

“Chúng ta cũng dự kiến chuẩn bị cho Kỳ họp lần thứ Chín với rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan. Trong tháng 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể họp nhiều phiên để giải quyết các công việc liên quan đến sắp xếp bộ máy hành chính cấp xã theo tinh thần Kết luận 127 của Bộ Chính trị”.

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, ngay từ bây giờ, các cơ quan cần bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 liên tục cập nhật và triển khai ngay các nhiệm vụ.

"Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trong chương trình, kế hoạch đề ra, phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm tiến độ, chất lượng, không để xảy ra tình trạng “xin lùi”, chuyển sang phiên họp sau, tránh dồn công việc vào sát kỳ họp", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
09/08/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
Chiều 17.4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Đảng ủy Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2025-2030 và kế hoạch phối hợp công tác năm 2025.
18/04/2025
Sáng 18.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4.2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
18/04/2025
Chiều 14.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
15/04/2025
Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
15/04/2025
Ngày 14.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
15/04/2025
Ngày 14.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
14/04/2025
Trưa 14.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14 - 15.4.2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
14/04/2025
Trưa 14.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 - 15.4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
14/04/2025
QC2
Đang online: 28
Tổng truy cập: 315.195
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp