Tuần vừa qua, Hội Đông y Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc phòng, chống đột quỵ não bằng đông-tây y kết hợp. Đây là dịp để các thầy thuốc Tây y và Đông y cập nhật, trao đổi kiến thức, chia sẻ điểm mạnh, từ đó kết hợp tạo hiệu quả tối ưu trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, nhất là trong thời điểm mùa lạnh như hiện nay ở nước ta.
Tham gia hội nghị có đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu viên trong lĩnh vực cấp cứu điều trị đột quỵ, thần kinh, phục hồi chức năng của các cơ sở y tế hàng đầu về y học hiện đại và y học cổ truyền như: Bệnh viện Bạch Mai; Viện Châm cứu Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội… và hàng chục nghìn hội viên Hội Đông y Việt Nam trên cả nước tham dự qua hình thức trực tuyến.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Đột quỵ não là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau ung thư và tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Theo thống kê, hằng năm Việt Nam có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ não. Bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thể được dự phòng được bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hút thuốc lá, và stress, cũng như các nguyên nhân khác.
Hậu quả của đột quỵ rất lớn, làm giảm, mất khả năng sống độc lập của cá nhân người bệnh và tạo một gánh nặng kinh tế đáng kể cho xã hội. Do vậy, mục tiêu điều trị là cải thiện tỷ lệ tử vong, tránh tối đa tàn phế, sa sút trí tuệ và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người còn sống.
Di chứng của đột quỵ để lại cũng rất nặng nề, nên việc phát hiện sớm, điều trị sớm là rất quan trọng, giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn.
PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam cho biết, trong Đông y, bệnh đột quỵ não đã được mô tả với tên gọi chứng trúng phong. Là bệnh phát cấp tính, đột ngột và rất nặng; đột nhiên ngã, bất tỉnh hoặc tỉnh, bán thân bất toại hoặc tứ chi không cử động được, miệng méo, mắt lệch, nói khó…
Đông y tham gia phòng, chống đột quỵ và di chứng có hiệu quả từ hàng nghìn năm nay bằng các bài thuốc cổ phương, luyện tập, châm cứu… Do đó, việc phục hồi chức năng sớm bằng các phương pháp y học cổ truyền là một trong những sự lựa chọn và là thế mạnh của Đông y.
GS, TS Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội hồi phục chức năng Việt Nam nêu rõ, ngày nay với sự tiến bộ của y học, người ta thấy rằng phục hồi chức năng giai đoạn cấp góp phần phục hồi và tiên lượng tốt cho người bệnh. Quan điểm trước đây thường cho rằng, phục hồi chức năng được thực hiện sau khi có di chứng, tuy nhiên giai đoạn hiện nay phục hồi chức năng từ giai đoạn cấp có tác động đến tính mềm dẻo của não và có thể thúc đẩy cải thiện tình trạng.
Thực hiện phục hồi chức năng chất lượng cao ngay từ giai đoạn cấp bằng y tế nhóm, với sự phối hợp của các bác sĩ ngoại thần kinh, nội thần kinh, phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu… góp phần phục hồi chức năng và nâng cao tỷ lệ hòa nhập xã hội của người bệnh đột quỵ.
PGS, TS Võ Trường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho rằng liệu pháp vận động, còn gọi là luyện tập thể dục thể thao, hoạt động thể chất, vật lý trị liệu-phục hồi chức năng đã được nghiên cứu áp dụng thông qua các bài tập khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền, bài tập thể dục thể thao, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại các sơ sở y tế. Để tăng cường hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn khi áp dụng liệu pháp vận động, thầy thuốc và người bệnh cần phối hợp chặt chẽ, kiểm soát lượng vận động của người bệnh dựa trên cơ sở tình trạng sức khỏe của người có nguy cơ đột quỵ và mức độ di chứng của người đã đột quỵ, tình trạng thể lực của người bệnh đột quỵ.

Tác giả:
Nguyen Phuong Anh
Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
09/08/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
Chiều tối 7/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế.
08/04/2025
Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
08/04/2025
Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
03/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài với phía Hoa Kỳ, để thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
03/04/2025
Sáng 2.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban Trần Cẩm Tú chủ trì hội nghị.
02/04/2025
Sáng 2/4/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh" đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
02/04/2025
Rạng sáng 31.3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31.3 đến ngày 4.4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
31/03/2025
Ngày 30.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
31/03/2025