Năm 2025, xúc tiến thương mại tập trung thị trường tiềm năng, ngành hàng chủ lực

15/08/2024 59 lượt xem
A A- A+

Bộ Công Thương phấn đấu đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, đa dạng hóa xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 của ngành Công Thương mới đây, Bộ Công Thương cho biết, chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể, nửa đầu năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã hỗ trợ gần 2.000 lượt doanh nghiệp tham gia và hưởng lợi trực tiếp (chưa bao gồm các doanh nghiệp được hưởng lợi thông qua việc tiếp cận từ các phương tiện thông tin đại chúng) với giá trị hợp đồng ký kết trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm quốc tế đạt gần 10 triệu USD, doanh số bán hàng tại các hội chợ, triển lãm cấp vùng đạt hơn 80 tỷ đồng; đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời, tìm hiểu, tiếp cận, kết nối với các thị trường, đối tác mới, tận dụng được các lợi thế từ các FTA, tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Nửa đầu năm 2024, doanh số bán hàng tại các hội chợ, triển lãm cấp vùng đạt hơn 80 tỷ đồng. Ảnh: Sở Công Thương Nghệ An

Theo đó, công tác xúc tiến thương mại tiếp tục tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo ổn định cán cân thương mại. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại với nòng cốt là chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại với định hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường tận dụng và khai thác cơ hội từ các thị trường có FTA nhằm mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế; đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại liên kết vùng, miền nhằm phát triển thị trường trong nước.

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 được Bộ Công Thương phê duyệt gồm 103 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 126 tỷ đồng gồm các hoạt động xúc tiến thương mại với các nội dung thiết thực, đa dạng để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương.

Hoạt động phát triển thương hiệu với nòng cốt là chương trình Thương hiệu Quốc gia tiếp tục được Bộ Công Thương triển khai với nhiều hoạt động nhằm phát triển thương hiệu quốc gia, tăng cường nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Về công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại, hội chợ, triển lãm thương mại, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương tiếp nhận và giải quyết gần 1000 hồ sơ thủ tục hành chính về khuyến mại, ra quyết định thu nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng là 50% giá trị của giải thưởng không có người trúng thưởng của gần 200 chương trình khuyến mại đã được Bộ xác nhận; xác nhận đăng ký tổ chức 03 hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam tại nước ngoài cho 02 đơn vị.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử tiếp tục là phương thức phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch.

Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị giao dịch thương mại điện tử ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm ngoái”, báo cáo chỉ rõ.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường

Năm 2025, toàn ngành Công Thương phấn đấu đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, đa dạng hóa xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ tập trung vào những thị trường tiềm năng, các ngành hàng chủ lực và ứng dụng công nghệ số.

Để đạt mục tiêu này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai công tác xúc tiến thương mại theo hướng đa dạng hóa thị trường, khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ lực, thị trường lớn; tăng cường khai thác các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng. Xây dựng, triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại theo định hướng về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của kinh tế thế giới, tận dụng các cơ hội thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các chương trình tư vấn cung cấp thông tin sâu, cập nhật về thị trường, dự báo các thay đổi về chính sách thương mại, các tiêu chuẩn, quy định, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu, qua đó góp phần tạo thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường quốc tế; đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến thương mại;...

Đặc biệt, triển khai xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chú trọng xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Qua đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, tham gia sâu và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Báo Công Thương

Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
02/12/2024
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
12/11/2024
Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị Báo cáo tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải làm rõ như tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện, khả năng chở hàng với thiết kế 350km/h...
16/10/2024
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam.
11/10/2024
QC2
Đang online: 31
Tổng truy cập: 167.523
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp