Tinh gọn bộ máy và vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước

27/03/2025 13 lượt xem
A A- A+

Chỉ thị số 09/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ngày 21/3/2025 nêu rõ: Để tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cần phát huy vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế, đóng vai trò công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vị trí nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Chú thích ảnh

Máy bay đưa người lao động ra giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 670 doanh nghiệp nhà nước, trong đó khoảng hai phần ba đơn vị do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, trong số còn lại Nhà nước sở hữu hơn 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp nhà nước có vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ công; giải quyết vấn đề việc làm; hạn chế sự kiểm soát của tư nhân và nước ngoài đối với nền kinh tế; tạo ra quỹ công; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công.

Về vai trò kinh tế, mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng trong khu vực doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn là nguồn thu lớn của ngân sách quốc gia.

Doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng nắm giữ khối tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, sở hữu 20,5% nguồn vốn của cả khu vực doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước tạo ra lợi nhuận trước thuế 348,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 23,9%), nộp ngân sách nhà nước gần 366 nghìn tỷ đồng, đóng góp gần 30% GDP (tổng sản phẩm nội địa) quốc gia.

Năm 2024, có 78 tập đoàn, tổng công ty hàng đầu đạt tổng doanh thu gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 38% so với 2023. Các doanh nghiệp này đặt mục tiêu năm nay đạt lãi trước thuế 109.339 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư các dự án lớn, từng bước khẳng định vai trò tiên phong, mở đường trong đầu tư phát triển kinh tế.

Để khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường và những hạn chế của kinh tế tư nhân trong một giới hạn nhất định, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng do tính chất đặc thù, nếu để khu vực tư nhân sản xuất và cung ứng theo nguyên tắc thị trường thì tất yếu sẽ không đạt hiệu quả, hoặc gây ra tình trạng thiếu hụt, dẫn đến sự độc quyền.

Doanh nghiệp nhà nước đảm nhận các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vượt quá khả năng của tư nhân.

Doanh nghiệp nhà nước cũng tham gia những lĩnh vực mới, có hệ số rủi ro cao - thể hiện chức năng mở đường, dẫn dắt nền kinh tế, thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học - công nghệ.

Về vai trò chính trị, doanh nghiệp nhà nước là một trong những công cụ vĩ mô quan trọng của Nhà nước, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa - là bộ phận nòng cốt, xung kích, dẫn dắt (chứ không phải là chủ đạo) nhằm bảo đảm cơ sở kinh tế cho an ninh quốc gia, ổn định tâm lý trong xã hội, thực hiện những nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.

Về vai trò xã hội, doanh nghiệp nhà nước thực hiện các hoạt động vì mục tiêu an sinh, xã hội của quốc gia - sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, góp phần giảm bớt khoảng cách phân hóa xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo các nhu cầu cung cấp dịch vụ công cộng thiết yếu cho đời sống dân cư vùng sâu, vùng xa mà doanh nghiệp tư nhân không đầu tư.

Vai trò chính trị của doanh nghiệp nhà nước dần thay đổi để phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối trên mọi lĩnh vực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của quốc gia.

Còn ở nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa thì doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh về số lượng, chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực mà các khu vực doanh nghiệp khác không tham gia – đó là những lĩnh vực liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn của quốc gia. Vào năm 1990 nước ta có 12.000 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, đến năm 2024 con số này tụt xuống còn 430.

Doanh nghiệp nhà nước biến đổi từ “lực lượng nòng cốt” sang “vai trò dẫn dắt” trong bối cảnh kinh tế tư nhân đã trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, “đòn bẩy thịnh vượng” của quốc gia.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, doanh nghiệp nhà nước cần thể hiện vị trí mở đường trong nền kinh tế, là lực lượng tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, đổi mới mô hình quản trị, cơ cấu lại nguồn vốn, cơ cấu lại các chuỗi sản xuất, cung ứng…

Việc tinh gọn bộ máy, cải cách cơ chế có ý nghĩa rất quan trọng đối với vị thế doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

Tình trạng manh mún, chồng chéo của các doanh nghiệp nhà nước trên cùng một địa bàn khá phổ biến dẫn đến nguồn đầu tư của Nhà nước bị dàn trải, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí giữa các đơn vị của cùng một tổng công ty, gây lãng phí nguồn lực.

Theo kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về các bộ, ngành. Một số tập đoàn, tổng công ty có vai trò chiến lược quốc gia có thể sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ.

Đồng thời, việc quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước sẽ được phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp, nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp.

Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” nêu rõ: Các bộ, cơ quan, địa phương cần tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.

Như vậy, việc tinh gọn bộ máy hành chính không chỉ nâng cao hiệu quả của sự quản lý nhà nước mà còn mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp – các doanh nghiệp không còn phải loay hoay gỡ mối bòng bong về thủ tục, nhanh chóng triển khai dự án, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh; giảm thiểu chi phí, sự nhũng nhiễu, đùn đẩy trách nhiệm từ các cơ quan công quyền…

Việc tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước cũng tạo áp lực để bản thân các doanh nghiệp nhà nước “tự chuyển mình” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực quản trị tiên tiến, hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế.

Theo TTXVN

Ngày 20/2, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024). Đến dự buổi lễ có Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đồng chí Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng, Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TTND, PGS, TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cùng các đồng chí cán bộ của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương.
26/02/2024
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam cùng thống nhất ký kết Chương trình phối hợp Chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2024-2029.
04/04/2024
Hiện nay, trên thị trường đông dược Việt Nam đang tồn tại bốn nhóm dược liệu chính đó là: Dược liệu dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, dược liệu dùng trong ngành mỹ phẩm; dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cuối cùng là nhóm dược liệu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
09/08/2024
Năm Kỷ Hợi (2019); Kinh viết: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm can, vi ngũ âm niên, chủ ngũ thiếu bất cập chi vận.
15/08/2023
Sáng 2.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban Trần Cẩm Tú chủ trì hội nghị.
02/04/2025
Sáng 2/4/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh" đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
02/04/2025
Rạng sáng 31.3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31.3 đến ngày 4.4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
31/03/2025
Ngày 30.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
31/03/2025
Ngày 29-3, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28-3-1930 / 28-3-2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 / 29-3-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm và trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng thành phố Đà Nẵng.
29/03/2025
Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
26/03/2025
Chiều 26/3/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong.
26/03/2025
Báo Tin tức (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
25/03/2025
QC2
Đang online: 60
Tổng truy cập: 294.092
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp