Bộ Y tế: Thuốc giả không vào được bệnh viện vì thiếu giấy tờ

19/04/2025 13 lượt xem
A A- A+

Theo thông tin từ Bộ Y tế, số thuốc tân dược giả trong vụ Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn mới đây, hoàn toàn không vào được hệ thống bệnh viện do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.

 Trước đó, vào ngày 16.4, thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ 14 đối tượng về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh” đã làm dấy lên những lo ngại của người dân.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 18.4, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã thông, đơn vị vừa đề nghị Công an tỉnh Thanh Hoá phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật và triệt để thu hồi các thuốc do đối tượng làm giả đã đưa ra thị trường.

Theo thông tin ban đầu của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị chức năng, số thuốc do các đối tượng làm giả không vào trong hệ thống các bệnh viện do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.

205d3191401t66851l0.jpg

Số thuốc tân dược giả vừa bị giữ không vào được bệnh viện

Thay vào đó, các thuốc tân dược giả này chủ yếu được bán ở kênh nhà thuốc do một số chủ nhà thuốc đã vi phạm các quy định về kinh doanh dược phẩm, mua thuốc trôi nổi, không có hóa đơn từ các đối tượng này.

Theo thông tin từ phía cơ quan Công an, các đối tượng đã thuê kho ở nơi vắng vẻ, đầu tư dây chuyền, máy móc, thuê nhân công ăn ở khép kín ở xưởng để sản xuất. Sau đó, đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm bán ra thị trường qua các kênh phân phối hám lời.

Trong số 21 loại “thuốc”, “thuốc chữa xương khớp” giả đã được cơ quan công an bắt giữ có 4 loại là giả các thuốc đã được cấp phép lưu hành (44 hộp thuốc Tetracyclin, 40 hộp thuốc Clorocid, 49 hộp thuốc Pharcoter, 52 hộp thuốc Neo-Codion). Các loại còn lại là sản phẩm do các đối tượng tự đặt tên, không có các sản phẩm thuốc nào tương tự đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.

Thông báo của Cục Quản lý Dược cũng nêu rõ, việc đấu tranh phòng chống thuốc giả đã và luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.

Thực hiện Chỉ thị 17 của Thủ tướng, những năm qua, Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược hàng năm đều có các văn bản chỉ đạo sở y tế các tỉnh và các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc; thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cuối năm 2024, Cục Quản lý Dược từng có văn bản đề nghị cơ quan công an phối hợp truy tìm tận gốc việc sản xuất, buôn bán các thuốc giả nêu trên và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
Ngày 24.4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
25/04/2025
Cục Quản lý Dược yêu cầu kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube.
23/04/2025
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.
23/04/2025
Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định việc kinh doanh thuốc online; rà soát, xây dựng các cơ chế và phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm soát thuốc, sản xuất, lưu hành thuốc; đồng thời bổ sung quy định xử phạt nghiêm với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…
19/04/2025
"Bốn năm, không biết bao nhiêu tấn sữa thuộc 573 nhãn sữa bột giả được bán ra, mẹ tôi từng được tặng 2 hộp và đã dùng hết từ lâu, liệu có sao không?".
17/04/2025
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu trị chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất.
11/04/2025
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.
08/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.
31/03/2025
Liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera, ngày 24.3, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với số tiền phạt 125 triệu đồng, buộc thu hồi sản phẩm.
25/03/2025
Cử tri đề nghị nghiên cứu xây dựng Bảng lương đặc thù cho ngành y tế, trong đó cần phải lượng hóa được các yếu tố đặc thù ngành (thời gian đào tạo, bồi dưỡng để hành nghề nhiều hơn so với các ngành khác, áp lực công việc cao, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm,...).
17/03/2025
QC2
Đang online: 34
Tổng truy cập: 334.047
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp