Đề xuất cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

07/03/2025 58 lượt xem
A A- A+

Tại Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội; trong đó có chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án không qua đấu thầu - giải pháp nhiều doanh nghiệp đề xuất.

 Có sự giao thoa, lúng túng về thủ tục giữa luật mới, luật cũ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Chính phủ đã ban hành gần 20 văn bản chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân giai đoạn 2021 - 2030.

Đến nay, có 10 tỉnh, thành phố đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, và 30 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai Đề án. Hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với diện tích 9.737ha đất cho nhà ở xã hội. Nhiều địa phương, như Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương… đã dành quỹ đất tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, một số địa phương bố trí quỹ đất chưa tương xứng với nhu cầu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, từ năm 2021 đến nay có 655 dự án nhà ở xã hội đã triển khai với 593,4 nghìn căn. Riêng năm 2024 có 28 dự án với 20,2 nghìn căn đã hoàn thành, 23 dự án với 25,4 nghìn căn đã được cấp phép và khởi công, và 113 dự án với 142,4 nghìn căn được chấp thuận chủ trương đầu tư. Mục tiêu năm 2025 là hoàn thành 100 nghìn căn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3

Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho biết, quá trình triển khai nhà ở xã hội gặp một số khó khăn. Cụ thể, có những dự án khi hoàn thiện thì hạ tầng bên trong nội khu lại thiếu, chậm được kết nối với hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, quy định về trình tự thủ tục, thời gian để phát triển 1 dự án nhà ở xã hội khá lớn. Quá trình xét duyệt phương án kinh doanh cũng như xét duyệt hồ sơ đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách nhà ở xã hội còn kéo dài do cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng ưu đãi chưa có hoặc chưa đầy đủ…

Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cũng nêu 4 nhóm vướng mắc hiện nay. Thứ nhất, việc bố trí quỹ đất dành cho thực hiện các dự án nhà ở xã hội còn rất ít, rất thiếu, và đặc biệt chưa đồng đều, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; thủ tục và quy trình phê duyệt dự án còn tương đối dài. Thứ hai, giá nhà ở xã hội khống chế lợi nhuận cho chủ đầu tư không quá 10%. Trong điều kiện hiện nay, vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động, thủ tục kéo dài, dẫn đến chi phí tăng do việc thực hiện các dự án bị kéo dài, dẫn đến lợi nhuận không được bảo đảm.

Thứ ba, việc giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, ví dụ gói 120 nghìn tỷ đồng gặp khó khăn do quy trình, thời gian thẩm định tương đối khó và dài, người mua nhà khó chứng minh thu nhập trong khi doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Cuối cùng là sự giao thoa và lúng túng về các thủ tục hành chính giữa các luật mới và luật cũ vẫn còn giá trị hiện hữu.

Áp dụng chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng hoan nghênh một số địa phương vừa qua đã khởi công các dự án nhà ở xã hội lớn, song bày tỏ trăn trở khi "đất trong tay chúng ta, tiền có thể huy động, cơ chế, chính sách, thủ tục do ta mà việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm".

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 1 triệu nhà ở xã hội, đại diện nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có cơ chế ưu tiên thông qua việc rút ngắn các trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các trình tự, thủ tục đó.

Cụ thể, trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, đại diện HUD đề nghị áp dụng chỉ định thầu đối với các dự án đã có nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ điều kiện - ví dụ dựa trên xếp hạng các nhà đầu tư theo thang điểm thông qua đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm… Hoặc, rút ngắn quy trình đấu thầu bằng cách nâng cao năng lực, trách nhiệm bên mời thầu nhằm giảm bớt các thủ tục, thời gian không cần thiết như: sửa đổi, làm rõ, gia hạn hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu.

Tương tự, đại diện Vingroup kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song. Ví dụ, cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… sẽ rút ngắn nhiều thời gian. Nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.

Cũng mong muốn có nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp hài hòa, thủ tục tinh, gọn, nhẹ, đại diện Tập đoàn Phú Cường đề xuất Bộ Xây dựng trình Chính phủ triển khai dự án thí điểm với thủ tục nhanh, gọn; bên cạnh đó, cần làm thủ tục đồng thời với thực hiện dự án.

Liên quan đến vấn đề chỉ định thầu trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho rằng, nên chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỷ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; bao gồm chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án không thông qua đấu thầu và một số chính sách khác.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các kiến nghị, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ (như liên quan đấu thầu, chỉ định thầu, giao đất, mô hình tài chính phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố mở rộng vốn cho doanh nghiệp, ưu đãi hạ tầng, thủ tục hành chính…); trong đó có đề xuất ban hành Nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
Ngày 24.4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
25/04/2025
Cục Quản lý Dược yêu cầu kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube.
23/04/2025
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.
23/04/2025
Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định việc kinh doanh thuốc online; rà soát, xây dựng các cơ chế và phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm soát thuốc, sản xuất, lưu hành thuốc; đồng thời bổ sung quy định xử phạt nghiêm với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…
19/04/2025
Theo thông tin từ Bộ Y tế, số thuốc tân dược giả trong vụ Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn mới đây, hoàn toàn không vào được hệ thống bệnh viện do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
19/04/2025
"Bốn năm, không biết bao nhiêu tấn sữa thuộc 573 nhãn sữa bột giả được bán ra, mẹ tôi từng được tặng 2 hộp và đã dùng hết từ lâu, liệu có sao không?".
17/04/2025
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu trị chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất.
11/04/2025
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.
08/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.
31/03/2025
Liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera, ngày 24.3, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với số tiền phạt 125 triệu đồng, buộc thu hồi sản phẩm.
25/03/2025
QC2
Đang online: 43
Tổng truy cập: 342.561
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp