Đề xuất mới mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập

11/12/2024 146 lượt xem
A A- A+

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.

 Đề xuất mới mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập- Ảnh 1.

Theo dự thảo, viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám và điều trị, chăm sóc người mắc bệnh phong, lao, tâm thần, HIV/AIDS, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A hưởng mức phụ cấp 70%

Bộ Y tế cho biết, Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập đã đạt được nhiều kết quả góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập của công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện, hiện nay, Nghị định số 56/2011/NĐ-CP đã có một số bất cập do mô hình bệnh tật của Việt Nam sau hơn 13 năm có nhiều thay đổi, các dịch bệnh mới nổi xuất hiện, diễn biến phức tạp, trong khi tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng; thách thức đối với y tế dự phòng là rất lớn, tuy nhiên, y tế dự phòng vẫn chưa thực sự được đánh giá đúng tầm quan trọng.

Bộ Y tế dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập nhằm góp phần thu hút, duy trì đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng có trình độ đại học trở lên về công tác tại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở và lĩnh vực y tế dự phòng của các địa phương nhằm giải quyết khó khăn về thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn tại tuyến y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng. Đồng thời, tạo động lực cho viên chức y tế yên tâm công tác, gắn bó phục vụ lâu dài tại y tế cơ sở và y tế dự phòng, giảm thiểu tình trạng bỏ việc, thôi việc góp phần nâng cao chất lượng của y tế cơ sở, y tế dự phòng giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế bảo đảm chất lượng.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất quy định áp dụng với viên chức, người lao động hợp đồng quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Dự thảo nêu rõ, mỗi viên chức, người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP nếu được phân công nhiều công việc có mức phụ cấp ưu đãi nghề khác nhau thì chỉ được hưởng một mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cao nhất.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề

Theo dự thảo, mức phụ cấp 70% áp dụng đối với các đối tượng sau:

1- Viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Xét nghiệm, khám và điều trị, chăm sóc người mắc bệnh phong, lao, tâm thần, HIV/AIDS, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

- Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

- Người làm việc trong phòng xét nghiệm yêu cầu an toàn sinh học cấp III.

2- Viên chức có trình độ chuyên môn là bác sĩ thường xuyên, trực tiếp công tác tại trạm y tế các xã khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3- Viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng.

Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Khám, điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm (không thuộc điểm 1 nêu trên); cấp cứu và vận chuyển cấp cứu 115.

- Xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;

- Kiểm dịch y tế biên giới;

- Xạ trị, hóa trị, sinh học phân tử, y học hạt nhân.

Theo dự thảo, mức phụ cấp 50% áp dụng đối với viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau: khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, nhi, chống độc, bỏng, da liễu.

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Xét nghiệm; khám bệnh; chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; thăm dò chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt trừ các trường hợp hưởng mức phụ cấp 70%, 60%, 50% nêu trên.

- Viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Viên chức được phân công thường xuyên, trực tiếp làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

Dự thảo nêu rõ, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 30% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng hưởng.

Đối với người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ được phân công trực tiếp làm các công việc đã nêu trên thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu sự nghiệp để xem xét, quyết định cho hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề nhưng không vượt quá mức quy định tại các mục tương ứng nêu trên.

Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế như sau: Thời gian viên chức được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 1 tháng trở lên; thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng; thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên; thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác liên tục từ 1 tháng trở lên, không làm chuyên môn theo vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cũng không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Chinhphu.vn

Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
Ngày 24.4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
25/04/2025
Cục Quản lý Dược yêu cầu kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube.
23/04/2025
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.
23/04/2025
Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định việc kinh doanh thuốc online; rà soát, xây dựng các cơ chế và phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm soát thuốc, sản xuất, lưu hành thuốc; đồng thời bổ sung quy định xử phạt nghiêm với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…
19/04/2025
Theo thông tin từ Bộ Y tế, số thuốc tân dược giả trong vụ Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn mới đây, hoàn toàn không vào được hệ thống bệnh viện do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
19/04/2025
"Bốn năm, không biết bao nhiêu tấn sữa thuộc 573 nhãn sữa bột giả được bán ra, mẹ tôi từng được tặng 2 hộp và đã dùng hết từ lâu, liệu có sao không?".
17/04/2025
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu trị chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất.
11/04/2025
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.
08/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.
31/03/2025
Liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera, ngày 24.3, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với số tiền phạt 125 triệu đồng, buộc thu hồi sản phẩm.
25/03/2025
QC2
Đang online: 50
Tổng truy cập: 477.379
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp