Quy định mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự 2025

08/10/2024 59 lượt xem
A A- A+

Để thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe. Tham gia nghĩa vụ quân sự 2025, công dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về sức khỏe?

Lý do khám nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Để công dân được tham gia nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình, người đó cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe. Và đó chính là lý do khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Tiêu chuẩn về sức khỏe là một những điều cần có để công dân được gọi nhập ngũ. Công dân cần phải có sức khỏe tốt mới đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ trong trong môi trường quân đội. Cụ thể, chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe đạt loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Lý do khám sức khỏe quân sự là để phát hiện ra các trường hợp bị dị tật, dị dạng, sức khỏe và thể lực không đủ, các bệnh lý thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự; truy khám tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. Từ đó, xác định có đủ tiêu chuẩn cơ bản để nhập ngũ hay không.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian khám sức khỏe diễn ra từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, đối với nghĩa vụ quân sự năm 2025 thì sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Trường hợp công dân nhập ngũ lần thứ hai trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì lịch khám sức khỏe sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; còn Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Sau khi khám sức khỏe, kết quả phân loại sức khỏe sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Quy định mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự 2025- Ảnh 1.

Tiêu chuẩn về sức khỏe là một những điều cần có để công dân được gọi nhập ngũ. Ảnh minh họa: TL

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2025, khám những gì?

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 và Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ gồm 02 vòng là khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Các bước cụ thể như sau:

Vòng khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

- Nội dung sơ tuyển sức khỏe:

+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;

+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP gồm:

+ Tâm thần (Mã bệnh: F20 đến F29).

+ Động kinh (Mã bệnh: G40)

+ Bệnh Parkinson (Mã bệnh: G20).

+ Mù một mắt (Mã bệnh: H54.4).

+ Điếc (Mã bệnh: H90).

+ Di chứng do lao xương khớp (Mã bệnh: B90.2).

+ Di chứng do phong (Mã bệnh: B92).

+ Các bệnh lý ác tính (u ác, bệnh máu ác tính): (Mã bệnh: C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47)

+ Người nhiễm HIV (Mã bệnh: B20 đến B24; Z21)

+ Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.

* Vòng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện tại Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện.

- Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Lưu ý: Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám.

Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.

Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025

Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 được quy định tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Tiêu chuẩn chung

Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.

- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.

Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Quy định mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự 2025- Ảnh 2.

Theo quy định, nghĩa vụ quân sự năm 2025 sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Ảnh minh họa: TL

Phân loại sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025

Tại Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP. Cụ thể:

- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe

+ Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

+ Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

- Phương pháp phân loại sức khỏe

Phương pháp cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột "Điểm", cụ thể:

+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

* Phương pháp phân loại sức khỏe

Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

+ Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Lưu ý:

- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ "T" bên cạnh (nghĩa là "tạm thời"). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ "T" ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ "T" vào phần phân loại sức khỏe;

- Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ "T", Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị;

- Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Chủ tịch Hội tế bào gốc TPHCM cảnh báo, có quảng cáo tế bào gốc đóng cả logo đài truyền hình quốc gia, sử dụng AI để làm giả… khiến người dân tin tưởng nghe theo, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
12/12/2024
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
11/12/2024
Nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về báo chí, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) với 4 chính sách.
11/12/2024
Từ 1/1/2025, thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả sẽ không phân biệt theo hạng bệnh viện. Các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.
06/12/2024
Thông tư 37 đã mở rộng hơn theo hình thức cơ sở y tế có chuyên khoa ung thư hoặc có bộ phận chuyên môn về điều trị ung thư, đã phê duyệt kỹ thuật dịch vụ điều trị ung thư thì có quyền sử dụng thuốc điều trị ung thư và được BHYT thanh toán.
06/12/2024
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó có quy định trường hợp được đóng một lần cho số tháng còn thiếu để hưởng lương hưu và tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
06/12/2024
Thừa Thiên - Huế đang thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện với 133 xã, phường.
05/12/2024
Tình trạng vượt đèn đỏ tại các nút giao thông ở Hà Nội đang diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh việc phải "mạnh tay" xử lý thì cũng cần tăng mức phạt đối với hành vi này.
04/12/2024
Chiều nay - 2/12, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã tiếp Tập đoàn Celltrion (Hàn Quốc) do ông Seo Jung Jin – Chủ tịch làm trưởng đoàn. Buổi tiếp nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp dược, trong đó có công nghiệp dược sinh học tại Việt Nam.
03/12/2024
Trong Nghị quyết của Quốc hội vừa thông qua tại kỳ họp thứ 8, có nội dung cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
02/12/2024
Công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn hiện đại, cập nhật của các y bác sỹ, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình, sự hỗ trợ tích cực từ xã hội, cộng đồng.
02/12/2024
Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát quy trình khám bệnh, chữa bệnh, chấn chỉnh đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý không tuân thủ quy định của pháp luật về BHYT; trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cố tình lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT thì kiên quyết xử lý nghiêm...
28/11/2024
QC2
Đang online: 48
Tổng truy cập: 178.046
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp