4 loại trà thảo dược làm giảm mỡ máu

14/03/2025 58 lượt xem
A A- A+

Tăng mỡ máu đang ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ... Một số loại trà thảo dược có thể hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn...

Một số loại trà dưới đây tốt cho người tăng mỡ máu:

1. Trà mạch nha hỗ trợ giảm mỡ máu
Mạnh nha là hạt lúa mạch đã có mầm (Hordeum sativum Jess), họ Lúa (Poaceae). Tính vị, quy kinh: Vị mặn, tính ấm hoặc bình; quy vào kinh tỳ, vị.

Tác dụng: Tiêu hóa thức ăn, khai vị, thúc đẻ, thông sữa. Mạch nha có thể dùng sau bữa ăn giàu năng lượng, giàu glucid, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng, ăn không ngon…

Cách dùng mạch nha làm trà: Dùng 12-16g, sao vàng, sau đó hãm với nước nóng; có thể dùng trà thay nước lọc hàng ngày; có thể kết hợp với sơn tra để hãm trà.

Lưu ý: Mạch nha không dùng với phụ nữ đang cho con bú (do có thể gây mất sữa), không dùng cho phụ nữ đang có thai.

2. Trà sơn tra
Sơn tra có tên khoa học là Crataegus pinnatifida (sơn tra có nguồn gốc từ Trung Quốc) hoặc Crataegus cuneata (sơn tra có nguồn gốc từ Việt Nam).

Sơn tra là một cây cao khoảng 6m, cành nhỏ có gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, họp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng.

Quả sơn tra có hình cầu, đường kính 1-1,5cm, khi chín sẽ có màu đỏ thắm. Quả sơn tra vị chua chát, khi chín được hái về, sau đó thái ngang hay bổ dọc, phơi khô hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng làm trà có tác dụng giảm mỡ máu là quả sơn tra. Tính vị, quy kinh: Vị chua, ngọt, tính ấm. Quy vào kinh tỳ, vị, can.

Tác dụng: Tiêu thực, hóa tích. Sơn tra được dùng trong các trường hợp có bệnh ở đường tiêu hóa như chán ăn, ăn uống chậm tiêu, đầy chướng bụng khó chịu, ợ hơi, ợ chua, bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường sức đề kháng…

Cách dùng: Dùng 7-10g sơn tra khô, hãm với nước nóng già, uống thay nước lọc hàng ngày.

Lưu ý: Không nên dùng trà sơn tra cho người chán ăn lâu ngày, không kèm triệu chứng khó tiêu; chỉ nên dùng ngay sau bữa ăn có thức ăn thịt cá, nhiều dầu mỡ, giàu lipid, thừa năng lượng dư thừa cho cơ thể.
3. Trà cốc nha
Cốc nha là thóc tẻ hoặc thóc chiêm ngâm cho nảy mầm, sau đó phơi khô của cây lúa tẻ (Oriza sativa L.), họ lúa (poaceae); tính vị: Vị ngọt, tính ấm; quy vào kinh tỳ, vị.

Tác dụng: Tiêu thực, hóa tích; hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể; tiêu hóa thức ăn bị tích trệ, bụng đầy chướng, không tiêu; kiện tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu.

Cách dùng: Dùng 12-16g cốc nha, dùng sống hoặc sao vàng (với người tỳ vị kém, hoặc mắc một số bệnh về dạ dày); hãm với nước nóng, uống thay nước lọc hàng ngày.

4. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ Bầu bí. Giảo cổ lam là cây thân leo, thân cây mảnh, có các tua cuốn đơn. Lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm. Quả khô hình cầu, thường có đường kính 5 - 9 mm, quả khi chín có màu đen.

Bộ phận thường dùng của cây giảo cổ lam là lá và cành non. Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Quy kinh: Phế, tỳ, thận.

Tác dụng: Ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc, tư âm, tiêu đờm giảm ho. Giảo cổ lam được dùng để giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan, tăng lipid máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi...

Cách dùng: Lấy 5 - 10g giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống hàng ngày.

Lưu ý: Không uống giảo cổ lam vào buổi tối; không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm; không dùng giảo cổ lam quá 60g khô/người/ngày.

Trà giảo cổ lam thường được dùng để giảm mỡ máu.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
31/03/2025
Một số loại hạt, trái cây khô cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin A, C, E, kẽm và axit béo omega-3, rất cần thiết để duy trì thị lực khỏe mạnh. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin bảo vệ mắt khỏi tia UV và stress oxy hóa.
25/03/2025
Cúc kim tiền (cúc vạn thọ) không chỉ là loài hoa đẹp mà còn chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể hỗ trợ sức khỏe từ làn da đến hệ tiêu hóa...
25/03/2025
Tại dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế đề xuất quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
13/03/2025
Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả, được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ.
07/03/2025
Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.
18/02/2025
Dưa chuột (hay dưa leo) là loại quả phổ biến, chúng có nhiều công dụng như hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm dịu các cơn đau nhức và sưng tấy.
15/01/2025
Xích tiểu đậu là một vị thuốc Đông y quen thuộc, được dùng trong nhiều bài thuốc cổ phương và được ghi chép có công dụng giảm cân. Vậy cách dùng như thế nào?
12/12/2024
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người bệnh.
22/11/2024
Trứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
22/11/2024
rong Y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng được trị liệu bằng nhiều biện pháp với những bài thuốc và vị thuốc khác nhau, trong đó có cây cóc mẳn và ké đầu ngựa...
20/11/2024
QC2
Đang online: 70
Tổng truy cập: 294.983
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp