Cách dùng xích tiểu đậu giảm cân

12/12/2024 110 lượt xem
A A- A+

Xích tiểu đậu là một vị thuốc Đông y quen thuộc, được dùng trong nhiều bài thuốc cổ phương và được ghi chép có công dụng giảm cân. Vậy cách dùng như thế nào?

Tác dụng giảm cân của xích tiểu đậu

Xích tiểu đậu có vị ngọt, hơi chua, tính bình, quy vào kinh Tâm và Tiểu trường; có tác dụng lợi thủy, tiêu sưng, giải độc và bài tiết mủ. Tác dụng lợi thủy và tiêu sưng của xích tiểu đậu rất phù hợp để hỗ trợ giảm cân. Người có nhu cầu giảm cân có thể thường xuyên sử dụng xích tiểu đậu như một thực phẩm.

Dù tác dụng giảm cân của xích tiểu đậu diễn ra chậm nhưng đây là một vị thuốc có hiệu quả giảm cân bền vững, ít gây tăng cân trở lại. Trong sách Bản thảo cương mục có mô tả xích tiểu đậu nếu dùng lâu dài sẽ làm cơ thể gầy, giảm cân nặng. Nhiều nghiên cứu hiện đại về xích tiểu đậu cũng chứng minh hiệu quả giảm cân của vị thuốc này.

Theo đó, các hoạt chất chính trong xích tiểu đậu là C7G và E7G có khả năng ức chế sự hòa tan mixen, liên kết với acid mật và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol, từ đó giảm đáng kể tình trạng thừa cân, béo phì do ăn nhiều chất béo, hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.

tác-dụng-chữa-bệnh-của-đậu-đỏ-e1549779281425

Xích tiểu đậu có tác dụng giảm cân, ít gây tăng cân trở lại.

Sự khác biệt giữa xích tiểu đậu và đậu đỏ

Nhiều người cho rằng đậu đỏ chính là vị thuốc xích tiểu đậu mà Đông y thường dùng, thực ra xích tiểu đậu và đậu đỏ tuy cùng họ Đậu và có thành phần gần giống nhau nhưng được dùng khác biệt. Xích tiểu đậu dùng cho các bài thuốc Đông y, còn đậu đỏ phổ biến trong ẩm thực hàng ngày.

Xích tiểu đậu và đậu đỏ đều có màu đỏ sẫm, nhưng hình dáng khác nhau. Đậu đỏ có hạt tròn, to hơn, còn xích tiểu đậu lại nhỏ, dài và hơi dẹt; khi nấu, đậu đỏ dễ mềm, thích hợp làm các món như đậu đỏ nghiền; trong khi đó, xích tiểu đậu rất khó nấu mềm ngay cả sau khi ngâm, nên khi nấu cháo hoặc chè, cần nấu lâu hơn hoặc nấu trước khi thêm nguyên liệu khác.

Đậu đỏ thường được dùng trong ẩm thực hàng ngày, có vị ngọt, có tác dụng bổ dưỡng nhờ chứa protein, chất xơ, vitamin nhóm B, và các khoáng chất. Xích tiểu đậu, tuy có thành phần dinh dưỡng tương tự nhưng có tính chất y học mạnh hơn, thường được Đông y sử dụng để lợi tiểu, tiêu sưng, và làm thuốc.

clb100-xich-tieu-dau

Các đặc điểm khác nhau giữa đậu đỏ và xích tiểu đậu.

Các món ăn giảm cân từ xích tiểu đậu

- Tam đậu ẩm

Nguyên liệu: Xích tiểu đậu 15g, đậu đen 15g, đậu xanh 15g.

Cách làm: Rửa sạch các loại đậu, cho vào nồi nước, nấu đến khi đậu mềm nhừ.

Cách dùng: Thay một phần bữa ăn, uống khi còn ấm, ăn cả đậu và uống cả nước. Dùng 2 lần mỗi ngày, trong vòng một tuần. Đây là loại nước uống thích hợp cho những người béo phì do vị nhiệt, có uất hỏa.

15929840354541196478428-1592984304252511157664

Tam đậu ẩm thích hợp cho người béo phì do vị nhiệt.

- Cháo xích tiểu đậu ý dĩ

Nguyên liệu: Xích tiểu đậu 50g, gạo tẻ 50g, ý dĩ nhân 20g, 3 lát gừng tươi.

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào nồi nước nấu thành cháo đặc, khi gần chín thêm chút muối.

Công dụng: Kiện tỳ, trừ ẩm, giảm sưng, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp và thanh lọc cơ thể.

Cách dùng: Ăn 2 lần mỗi ngày, trong một tuần. Đây là món ăn rất thích hợp với những người béo phì do tỳ vị hư nhược.

- Trà bổ khí đốt mỡ

Nguyên liệu: Xích tiểu đậu 30g, sinh hoàng kỳ 30g, gừng khô 6g, vỏ bí đao 30g.

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, đun cùng nước trong 30 phút.

Công dụng: Bổ khí, hỗ trợ giảm cân.

Cách dùng: Dùng 2 lần mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Đây là loại trà phù hợp với những người béo phì do khí hư.

Xích tiểu đậu là loại thực phẩm, vị thuốc bổ dưỡng, có hiệu quả trong việc giảm cân nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng lâu dài hoặc với lượng lớn. Những người có thể trạng yếu, phụ nữ mang thai, người hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu nhiều nên hạn chế sử dụng xích tiểu đậu.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống 

Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
31/03/2025
Một số loại hạt, trái cây khô cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin A, C, E, kẽm và axit béo omega-3, rất cần thiết để duy trì thị lực khỏe mạnh. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin bảo vệ mắt khỏi tia UV và stress oxy hóa.
25/03/2025
Cúc kim tiền (cúc vạn thọ) không chỉ là loài hoa đẹp mà còn chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể hỗ trợ sức khỏe từ làn da đến hệ tiêu hóa...
25/03/2025
Tăng mỡ máu đang ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ... Một số loại trà thảo dược có thể hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn...
14/03/2025
Tại dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế đề xuất quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
13/03/2025
Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả, được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ.
07/03/2025
Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.
18/02/2025
Dưa chuột (hay dưa leo) là loại quả phổ biến, chúng có nhiều công dụng như hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm dịu các cơn đau nhức và sưng tấy.
15/01/2025
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người bệnh.
22/11/2024
Trứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
22/11/2024
rong Y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng được trị liệu bằng nhiều biện pháp với những bài thuốc và vị thuốc khác nhau, trong đó có cây cóc mẳn và ké đầu ngựa...
20/11/2024
QC2
Đang online: 60
Tổng truy cập: 294.910
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp