Mẹo loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây

29/10/2024 16 lượt xem
A A- A+

Trái cây còn tồn dư thuốc trừ sâu là mối lo của nhiều bà nội trợ. Vậy có cách nào hiệu quả để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn lại này không?

Chia sẻ trên tờ New York Times, Tiến sĩ Lili He, chuyên về khoa học thực phẩm tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), cho biết, vỏ dày hơn có thể hiệu quả hơn trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi phần thịt của một số loại trái cây như dưa lưới.

Một nghiên cứu của Tiến sĩ He, được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Mỹ), cũng cho thấy, dung dịch baking soda hiệu quả hơn nước thường trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ, nhưng trái cây phải được ngâm trong tối đa 15 phút trước khi rửa sạch.

Dù vậy, đôi khi, việc rửa cũng không loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu đã thấm sâu vào vỏ hoặc xuyên qua vỏ đến phần thịt quả. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc bỏ vỏ có thể có hiệu quả, dù vậy cách làm này sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong lớp này.

Mẹo loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây - 1

 

Cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất là rửa rau quả dưới vòi nước sạch chảy mạnh (Ảnh minh họa: Gettyimages).

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc rửa lâu dưới vòi nước cũng có thể giúp ích rất nhiều trong việc rửa sạch dư lượng thuốc trừ sâu khỏi trái cây và rau quả nhưng việc giảm nó xuống bằng 0 là điều không bao giờ khả thi.

Việc rửa có thể làm giảm dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt nhưng không thể loại bỏ thuốc trừ sâu được rễ hấp thụ vào chính mô của trái cây hoặc rau quả.

Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết tình trạng rau củ quả còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật là do trong quá trình canh tác các loại rau củ quả bị sâu bệnh nên người dân phải sử dụng hóa chất.

Tuy nhiên, sau khi phun, người sản xuất không tuân thủ thời gian cách ly theo đúng quy định vì thế thuốc bảo vệ thực vật còn tồn tại trong rau củ quả. Điều này dẫn đến tình trạng rau củ quả dù mang đi tiêu thụ nhưng hàm lượng chất bảo vệ thực vật cao.

Do đó, cách tốt nhất với người dân là khi mua về luôn luôn phải tự xử lý để loại bớt chất bảo vệ thực vật (nếu có) trên rau củ quả.

Theo ông, đối với rau củ quả, cách duy nhất để làm sạch là rửa. Nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, không vì thấy hình thức không có đất, bùn mà rửa sơ sài. Lưu ý, phải rửa lâu, rửa bằng tay.

Tương tự, theo Cục An toàn thực phẩm, trước khi sử dụng, việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn.

Cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất là rửa rau quả dưới vòi nước sạch chảy mạnh. Quả tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ. Cuối cùng có thể ngâm nước muối loãng hoặc sục trong nước ozon.

Dù vậy, theo PGS Thịnh, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng khử ozon có thể giúp loại bỏ các hóa chất bảo vệ còn tồn dư trong thực phẩm.

Thuốc trừ sâu phun trên trái cây và rau quả tích tụ ở phần vỏ bên ngoài, tuy nhiên lớp vỏ này không tạo thành hàng rào không thấm nước. Ngoài ra, một số loại thuốc trừ sâu có thể hấp thụ vào mô của trái cây hoặc rau để bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh xâm nhập qua vỏ.

PGS Thịnh cho biết thêm, các biện pháp làm sạch cũng chỉ mang tính chất "đối phó" là chính. Vì thế, cách tốt nhất là đảm bảo mua rau sạch tận gốc như rau, quả không phun thuốc sai quy định, đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun đến khi thu hoạch để các hóa chất trừ sâu có thể phân hủy hết.

Theo Bangkok Post, mạng lưới Cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng dư lượng hóa chất nguy hiểm vượt mức cho phép trong mặt hàng nho mẫu đơn Shine Muscat nhập khẩu. Cụ thể, 23 trong 24 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép.

Prokchon Usap, điều phối viên của mạng lưới trên cho biết, các loại thuốc trừ sâu này không dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa trong nước.

Theo Báo Dân Trí

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật độc đáo đã chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ (trà, nước ép…) thường được sử dụng.
05/11/2024
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
04/11/2024
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một Đại danh y, Danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, tiêu biểu với nhiều tác phẩm quan trọng, điển hình là bộ sách 'Hải Thượng Y tông tâm lĩnh'.
04/11/2024
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
04/11/2024
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản vô giá, bao gồm tri thức y học cổ truyền, triết lý đạo đức nghề nghiệp, phương pháp chữa bệnh từ thảo dược và tinh thần học tập suốt đời.
31/10/2024
Gia vị này là một dược liệu tự nhiên quý giá với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa viêm nhiễm.
30/10/2024
Việc bổ sung các loại hạt này vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, mà còn hỗ trợ gan trong việc loại bỏ độc tố và ngăn ngừa các bệnh lý.
04/10/2024
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Việt Nam cho thấy tiềm năng ra đời loại thuốc thảo dược an toàn và hiệu quả trong phòng và điều trị các vấn đề liên quan huyết khối, trong đó có nhồi máu cơ tim.
03/10/2024
Dược liệu tự nhiên của nước ta hiện nay đã , không còn nhiều và dần cạn kiệt. Do vậy, việc bảo tồn, khôi phục, khai thác và phát triển thảo dược, bảo vệ nguồn gien của dược liệu Việt Nam đang được ngành đông y đặt lên hàng đầu
09/08/2024
Chữa bệnh không dùng thuốc không còn là hiếm gặp trong y học hiện đại. Đây là các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh mà không sử dụng bất kỳ loại hóa dược nào tác động lên cơ thể thông qua đường tiêm, uống, bôi ngoài da, hít thở qua đường mũi họng. Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như vật lý trị liệu, y học cổ truyền, tâm lý trị liệu, dưỡng sinh, khí công, yoga, thiền…Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đã có từ rất lâu và được lưu truyền cho tới ngày nay. Chẳng hạn châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, dùng viên đá nam châm… Để chữa các chứng đau, sưng nề, bại liệt...vv.
09/08/2024
Trong một số bài thuốc cổ phương của người xưa có nhắc đến việc dùng sừng Tê giác để chữa bệnh, nhưng tác dụng chỉ hạn chế cho một số loại bệnh, chứ không phải là thần dược chữa bách bệnh.
15/08/2023
Mắt nhặm còn gọi là dịch đau mắt đỏ; bệnh đau mắt đỏ cấp tính, lan truyền nhanh. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng.
15/08/2023
QC2
Đang online: 32
Tổng truy cập: 141.335
® Bản quyền thuộc về TW Hội Đông Y Việt Nam. Giấy phép số 164/GP-TTĐT do cục PTTH và TTĐT cấp